Hình ảnh thực tế dự án Jamona City của TTC Land
Báo cáo công bố ngày 6/5/2021 của Bộ Xây dựng cho biết, số lượng nhà ở còn tồn đọng, chưa có giao dịch tính đến cuối năm 2020 ước khoảng 9.000 căn, tập trung tại các địa phương chịu tác động trực tiếp từ dịch C0VID-19 như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương...
Thực tế quan sát báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp bất động sản niêm yết vừa qua cho thấy lượng hàng tồn kho đã có sự gia tăng đáng kể.
Tính đến hết quý I/2021, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở mức 1.977 tỷ đồng. Như vậy, lượng hàng tồn kho của TTC Land đang ở mức xấp xỉ phân nửa mức vốn chủ sở hữu.
Một cái tên khác cũng phải kể đến là Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) khi kết thúc quý I/2021 đang ghi nhận lượng hàng tồn kho ở mức hơn 10.148,6 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số 10.251,6 tỷ đồng vào cuối năm 2020 và chiếm gần 52% tổng tài sản ngắn hạn.
Tương tự, trường hợp của Công ty CP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (API), theo ghi nhận tại báo cáo tài chính, tại thời điểm 31/12/2020 lượng hàng tồn kho hiện ở mức 1.708 tỷ đồng so với mức tài sản ngắn hạn chỉ ở mức 2.668 tỷ đồng.
Số liệu hàng tồn kho trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, khi lượng hàng tồn kho bất động sản tăng lên không chỉ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, mà còn cả nền kinh tế. Điều đáng lo nhất là thị trường không chấp nhận hàng tồn kho của doanh nghiệp, bởi thường có vướng mắc về thủ tục pháp lý hoặc liên quan tới nợ xấu và an toàn tín dụng, cho nên dù ở góc độ nào cũng phải cảnh báo việc tồn kho bất động sản tăng cao.
Bên cạnh đó, việc con số cập nhật hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản hầu như mới chỉ thể hiện ở khối doanh nghiệp niêm yết, nếu mở rộng ra toàn thị trường thì chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều.
Đồng quan điểm trên nhưng ông Nguyễn Anh Trung, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Hải Phòng có cái nhìn tích cực hơn khi cho rằng một mặt khi hàng tồn kho nhiều thể hiện sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, bởi chỉ những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh thì mới có quỹ đất lớn, sản phẩm dồi dào, có đủ nguồn lực duy trì lượng tồn kho lớn đến thời điểm thích hợp để bán ra.
Tuy nhiên, cũng theo ông Trung thì việc hàng tồn kho lớn cũng sẽ làm tăng chi phí vốn, nếu ứ đọng kéo dài có thể khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh cũng như khả năng tăng trưởng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy