Thời gian gần đây, thị trường bất động sản Lâm Đồng bỗng "nóng sốt" khi nhiều cá nhân, doanh nghiệp đổ về "gom" đồi trọc để phân lô, bán đất nền. "Cơn sốt đất" tại Lâm Đồng bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp "núp bóng" cá nhân đi gom đồi trọc, sau đó phân lô và quảng cáo như một dự án bất động sản bài bản để "thôi miên" khách hàng.
Ghi nhận của PV ngày 17/5 tại một quả đồi 36ha vừa được máy ủi cạo trọc ở thôn 14 (xã Đam B'ri, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), hệ thống hạ tầng được thực hiện hoành tráng. Đường nội khu, đèn đường, tiện ích cây xanh... hiện hữu, hệt như một dự án được Nhà nước phê duyệt chủ trương.
Theo tìm hiểu của PV, quả đồi 36ha này được Công ty Cổ phần quản lý và vận hành Thông Minh tự nhận là chủ đầu tư, sau đó đặt tên "Dự án Làng sinh thái nghỉ dưỡng La Melodie" và "chạy" quảng cáo trên nhiều trang mạng.
Theo quảng cáo của "chủ đầu tư", "dự án" được quy hoạch với tổng diện tích 36ha, gồm 1.000 nền đất phân lô có diện tích từ 200 - 500m2. Mỗi nền đều đã có thổ cư từ 200m2 trở lên, phù hợp với nhu cầu xây biệt thự, khu resort, homestay, nhà hàng, khách sạn.
Trả lời PV, nhân viên tư vấn bán hàng tại dự án cho biết, dự án đã bán gần hết đợt 1, hiện chỉ còn 15 nền. “Dự án này đứng sau là Tập đoàn Đôi dép và Ngân hàng Nam Á. Theo kế hoạch, Đôi Dép sẽ làm một khu du lịch nghỉ dưỡng trong La Melodie với tên Đôi Dép Melodie", nhân viên này thông tin.
Trong khi đó, trả lời PV, lãnh đạo xã Đam B'ri khẳng định, khu đất được quảng cáo nói trên chưa được cơ quan chức năng nào cấp phép chủ trương lập dự án, không có quy hoạch chi tiết 1/500, không có đánh giá tác động môi trường.
Đáng nói, quả đồi này vẫn đứng tên cá nhân sở hữu, không hề có một văn bản nào thừa nhận Công ty Cổ phần quản lý và vận hành Thông Minh tự nhận làm chủ đầu tư.
Về quy trình thực hiện một dự án, dự án phải do UBND cấp tỉnh phê duyệt và qua rất nhiều sở, ngành, cơ quan chức năng xem xét, tham mưu. Vì vậy, thời gian triển khai dự án mất nhiều năm mới xong thủ tục. Chưa kể, khi lập dự án thì hệ số sử dụng đất dành cho xây dựng chỉ còn khoảng 45-55%. Trong khi đó, việc tự xin tách thửa chỉ qua chính quyền cấp xã, huyện nên thời gian nhanh và đỡ tốn kém chi phí hơn rất nhiều, hệ số đất xây dựng có thể lên tới 80%.
Việc lập lờ, quảng cáo y hệt một dự án bài bản của chủ đầu tư như trên đã tạo sự ngộ nhận cho người mua, khiến người mua lầm tưởng đây là dự án bất động sản do chính quyền chủ trương đầu tư. Đồng thời, có nguy cơ gây thất thu ngân sách Nhà nước từ việc "né" lập dự án.
Tác giả: Thy Huệ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy