Tin liên quan
Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì công suất 420.000 tấn giấy/năm của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.
“Biển thủ” nước thải
UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, dự án có hạng mục xử lý nước thải công suất 155.000 m3/ngày đêm, được đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng nhà máy xử lý nước thải 50.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho nhà máy giấy và các công trình phụ trợ khác (trạm nhiệt điện, cảng, kho chứa than…). Giai đoạn 2 xây dựng nhà máy xử lý nước thải 105.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho nhà máy bột giấy và các công trình phụ trợ khác, dự kiến triển khai vào năm 2017.
Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy nước thải đã không đúng như những gì được cơ quan quản lý nhà nước quy định và cho phép. Công ty của Trung Quốc này được Bộ TN&MT cấp phép xả thải vào nguồn nước tháng 12/2015 với lượng xả thải lớn nhất 50.000 m3/ngày đêm. Song, theo Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam cho biết, đơn vị này đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải chỉ với công suất 20.000m3/ngày đêm. Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam giải thích rằng do quy trình, công nghệ sản xuất hiện đại, nước thải phát sinh ít hơn.
Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam đã không báo cáo cơ quan chức năng khi thay đổi công suất nhà máy xử lý nước thải. Chính quyền địa phương khi phát hiện điều này cũng không có biện pháp xử lý kịp thời, ngoài việc “yêu cầu công ty phải thực hiện đúng quy định trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức”.
Dự án sản xuất giấy và bột giấy Công ty TNHH giấy Lee & Man đầu tư gồm có hai nhà máy: Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì công suất 420.000 tấn giấy/năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng 330.000 tấn/năm. Trong đó, nhà máy giấy cứng bao bì có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, được khởi công xây dựng tháng 8/2007, sau đó bị đình trệ và đến năm 2014 mới khởi động lại. Đến nay, công trình hoàn thành 95% và dự kiến chạy thử nghiệm vào giữa tháng 7/2016 và chính thức hoạt động vào tháng 8 (Riêng nhà máy bột giấy tẩy trắng dự kiến triển khai vào năm 2017 và sản xuất thử nghiệm vào tháng 10/2018).
Ông Chung Wai Fu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói rằng, trong quá trình sản xuất giấy của nhà máy hoàn toàn không sử dụng sút (NaOH) gây ô nhiễm môi trường mà chỉ dùng chút ít trong quá trình xử lý nước thải để trung hòa độ PH khi cần thiết. Ông Chung Wai Fu cũng thừa nhận từ khi khởi động lại dự án (năm 2014) đến nay chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án.
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 23/6, ông Hoàng Quốc Cường - Phó GĐ Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã lặng lẽ rời khỏi cuộc họp trước khi nhận được những câu hỏi từ các phóng viên. Sau đó, phóng viên gọi vào số di động của ông nhưng không liên lạc được.
Liên hệ với ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, (người thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam) để hỏi thêm thông tin song ông Tuyên từ chối trả lời. Ông nói: “Tôi phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, việc này tôi không biết. Chủ tịch bảo ký thì tôi ký” (!)
Theo Tiền Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy