Dòng sự kiện:
Bên trong thủ đô nhà nước Hồi giáo IS một năm sau giải phóng
12/07/2018 16:21:44
Kể từ năm 2014, Mosul được xem như là thánh địa và hay 'thủ đô' của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS khi chúng biến thành thành phố lớn nhất miền Bắc Iraq thành bàn đạp mở rộng vùng chiếm đóng ra cả Iraq và Syria.

Trước năm 2014, Mosul là thủ phủ của tỉnh Nineveh, thành phố lớn nhất miền Bắc Iraq nơi sinh sống của hơn 1.2 triệu người. Tuy nhiên, kể từ khi nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lên nắm quyền dân số của thành phố này đã giảm xuống còn hơn 660 ngàn người và sau khi được Quân đội Iraq giải phóng vào năm 2017 con số này chỉ hơn hơn 380 ngàn người. Ảnh: aljazeera.

Thế nhưng đó chưa phải là tất cả khi thành phố thịnh vượng nhất nhì Iraq này giờ đây chỉ còn là một đống đổ nát sau 3 năm xung đột khiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: aljazeera.

Mức độ tàn phá bởi chiến tranh ở thành phố Mosul được đánh giá là tồi tệ nhất Iraq, khi có khoảng 90% cơ sở hạ tầng của thành phố nà bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần. Trong đó có tới 54.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Hình ảnh ông Akram một người dân trở về Mosul sau khi thành phố này được giải phóng đứng bên cạnh chiếc xe của mình bị hư hại trong các cuộc giao tranh. Ảnh: aljazeera.

Ở Mosul hiện tại không phải gia đình nào cũng có nơi trú ẩn an toàn trong khi thành phố đang được tái thiệt, thậm chí người dân phải sống trong các tòa nhà gần như đã đổ sụp do đạn pháo và các đợt không kích. Một đứa trẻ ở Mosul dựa lưng bên bức tường đầy lỗ đạn, một phần tay trái của em bị bỏng khi đang cùng gia đình chạy trốn khỏi IS ba năm về trước. Ảnh: aljazeera.

Theo ước tính Iraq cần khoảng 900 triệu USD để phục hồi cơ sở hạ tầng cơ bản ở Mosul và để tái thiết thành phố này thì cần gấp chục lần con số trên. Bởi giờ đây ở Mosul mọi thứ không có gì khác ngoài đống đổ nát. Một cư dân của Mosul cho thấy một hình ảnh cũ của nhà thờ Hồi giáo al-Nuri trước khi nó bị phá hủy trong giao tranh giữa Quân đội Iraq và các tay súng IS. Ảnh: aljazeera.

Thậm chí nếu có tiền trong tay Iraq cũng phải mất tới 10 năm để tái xây dựng lại Mosul như ở thời điểm trước cuộc xung đột, mà với nội lực của Iraq hiện tại đó là điều không thể. Ảnh: aljazeera.

Một góc phố đổ nát ở Mosul nhìn từ trên cao, thậm chí đã sau một năm Quân đội Iraq vẫn thể dọn dẹp hết bom mìn còn xót lại trong thành phố. Ảnh: aljazeera.

Ông Firas đứng trước những gì còn sót lại của tiệm bánh của ông ở phía Tây Mosul, Firas trở lại thành phố như nhiều người khác sau khi Mosul đã sạch bóng IS tuy nhiên cuộc sống tại đây đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi chính quyền thành phố không thể cung cấp cho người dân những dịch vụ cơ bản nhất như nước sạch và điện. Ảnh: aljazeera.

Hàng xe di chuyển giữa một con phố đổ nát ở Mosul mọi thứ được giữ nguyên như cách đây một năm. Ảnh: aljazeera.

Phần còn lại của bệnh viện trung ương Mosul, đây là một trong những nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt nhất giữa Quân đội Iraq và các tay súng IS trong chiến dịch giải phóng Mosul trong năm 2017. Ảnh: aljazeera.

Quá trình tái thiết lại Mosul đang được chính quyền thực hiện từ phía Tây thành phố nơi chịu thiệt hại ít nhất trong các cuộc giao nhưng mọi thứ diễn ra quá chậm do không đủ ngân sách. Ảnh: aljazeera.

Một tòa nhà chịu hư hại nặng nề ở Mosul, đây là một trong những nơi diễn ra các cuộc hành quyết đẫm máu của IS trong suốt thời gian chiếm giữ thành phố. Ảnh: aljazeera.

Một cây cầu ở Mosul bị đánh sụp trong chiến dịch giải phóng của Quân đội Iraq, hầu hết các cây cầu ở phía đông và tây của thành phố này đều ở trong tình trạng tương tự. Ảnh: aljazeera.

Theo Kiến thức

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến