Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1000 lượt bệnh nhân ngoại trú, trong đó 2/3 dịch vụ phải sử dụng thuốc gây tê, chưa kể cả bệnh nhân nội trú cũng phải sử dụng nhiều. Tuy nhiên, dự kiến khoảng 2 tuần nữa bệnh viện sẽ hết thuốc gây tê. Trong khi đó, thuốc gây tê rất quan trọng với các cơ sở điều trị răng hàm mặt.
TS.BS Phạm Thanh Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, hiện bệnh viện cũng đang loay hoay tìm loại thuốc phù hợp nhất, có thể thay thế những thuốc đang dùng bị thiếu, khan hiếm; đặc biệt là thuốc gây tê, loại thuốc cực kỳ quan trọng với một cơ sở điều trị về răng hàm mặt.
(Ảnh minh họa)
Được biết, loại thuốc gây tê mà Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương đang sử dụng là thuốc nhập khẩu của Pháp. Hiện Việt Nam chưa sản xuất được thuốc tê nha khoa nên không thể chủ động nguồn thuốc thay thế trong nước.
“Xảy ra tình trạng thiếu thuốc gây tê như vừa qua là do vấn đề giấy phép nhập khẩu cho thuốc tê chưa được gia hạn, các công ty cung ứng thuốc cũng đã hết hàng”- TS.BS Phạm Thanh Hà cho biết.
Việc thiếu thuốc trước đây chỉ xảy ra các cơ sở y tế công lập là chính, khối tư nhân vẫn có thể mua được. Tuy nhiên hiện nay, kể cả các cơ sở tư nhân cũng đang bị thiếu vì dự báo nguồn cung sắp tới rất khó khăn.
BS Phạm Thanh Hà cũng cho biết, trong tình huống thiếu thuốc tê, để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bệnh viện có thể thay thế bằng một số thuốc có tính năng tương tự, nhưng điều này không thể đảm bảo chất lượng tốt như những loại được chọn lựa. Bên cạnh đó, thời gian từ khi công ty đăng ký nhập khẩu đến khi về Việt Nam phải mất ít nhất 3- 4 tháng vì các nhà máy sản xuất đều yêu cầu phải có kế hoạch đặt hàng trước.
“Một số loại thuốc tê có thể sử dụng với người bình thường, nhưng với những người có bệnh lý cao huyết áp, tim mạch thì không thể, dẫn đến cơ hội điều trị của bệnh nhân sẽ giảm đi. Chúng tôi cố gắng nâng cao y đức, chuyên môn, nghiệp vụ để lựa chọn các phương án tốt nhất, phù hợp nhất, an toàn nhất với người bệnh, đảm bảo chất lượng điều trị”- TS.BS Phạm Thanh Hà cho biết.
Giao cho cơ sở thay vì đấu thầu thuốc tập trung?
Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế vẫn đang xảy ra ở nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các tuyến, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh, thậm chí tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do những vướng mắc từ giấy tờ, thủ tục chưa kịp thời. Bên cạnh đó, quy trình đấu thầu mua sắm thuốc và vật tư y tế cũng tác động lớn đến nguồn cung ứng thuốc phục vụ cho khám chữa bệnh.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết một trong những nguyên nhân là do tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám làm, không dám triển khai đấu thầu, mua sắm của một số địa phương, đơn vị. Cũng theo Bộ Y tế, ngay cả khi một số địa phương đã giao các đơn vị chủ động tự đấu thầu thay vì đấu thầu tập trung, nhưng các đơn vị vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện.
Ông Nguyễn Huy Quang cho rằng, về lâu dài, cần phải có sự xem xét một cách tổng thể, khi có thuốc có nên để ở Trung ương đấu thầu hay phân cấp về địa phương.
“Việc phân công phân cấp, phân quyền trong đấu thầu cũng cần phải được đặt ra nhưng trong bối cảnh là đáp ứng được năng lực của bộ phận thực hiện công tác đấu thầu. Nếu có phân cấp cũng phải xem xét mặt bằng của thị trường, bởi có thể mỗi nơi một giá khác nhau và họ lại có cơ hội để so sánh và nếu các giải pháp thực hiện được thì công tác đấu thầu thuốc sẽ ngày một tốt hơn”- ông Quang cho biết.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế), để có được quan điểm giữ hay bỏ cần phải có các thông tin đầy đủ và thực tế.
Với các thuốc đàm phán giá rõ ràng, thường là các thuốc biệt dược ông Quang cho rằng nên để Trung tâm mua sắm thuốc quốc gia thực hiện công tác đấu thầu. Bên cạnh đó, với các loại thuốc khác gắn với đấu thầu tập trung, nếu cần có xem xét khả năng cung ứng, đáp ứng toàn bộ thị trường thuốc của 63 tỉnh, thành cũng nên để Trung ương thực hiện. Khi có giá nhất định, các địa phương tiến hành ký hợp đồng và thực hiện. Theo ông Quang, đây cũng là bước cải cách cả về tài chính và hành chính.
“Trong trường hợp chúng ta mạnh dạn giao các địa phương thực hiện thì phải xem xét năng lực của địa phương đó có đảm bảo đáp ứng được yêu cầu không. Bởi Hà Nội, TP.HCM, một số các tỉnh thành khác năng lực đấu thầu tốt nhưng một số địa phương khác thì chưa chắc đã tốt, nên chúng ta cần có sự xem xét khách quan nhưng cũng phải khoa học, thực tiễn để xem giữ hay bỏ đấu thầu thuốc tập trung. Như vậy chúng ta mới có được một quyết sách mang tính chất khách quan và phải đem lại hiệu quả lớn nhất cho xã hội”- ông Nguyễn Huy Quang cho biết.
Ngày 3/8/2022, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Trung tâm) vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu đối với 3 gói thầu thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia, với tổng giá kế hoạch hơn 7.630 tỷ đồng, giá trúng thầu là 6.293 tỷ đồng, tiết kiệm được 1.337 tỷ đồng, thậm chí có thuốc chỉ còn 46-48% so với giá kế hoạch.
Ông Nguyễn Huy Quang cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng giải tỏa cơn khát thuốc là phi thực tiễn. “Muốn thực hiện được, trên cơ sở gói thầu này, các địa phương phải tham gia ký hợp đồng để cung ứng thuốc với các doanh nghiệp đã có trúng thầu, sau đó chuyển tiền và thực hiện gói thầu đó. Gói thầu đó tập trung vào thuốc nào và thuốc đó có thực sự thiếu trên thị trường hay không thì mới giải tỏa được cơn khát. Phải thúc đẩy để các sở y tế, bệnh viện căn cứ vào kết quả trúng thầu khẩn trương lập các kế hoạch, các dự toán để ký hợp đồng mua thuốc đối với các doanh nghiệp này”- ông Nguyễn Huy Quang cho biết./.
Tác giả: Minh Khánh
- Dự thảo thông tư đấu thầu thuốc – Liệu có thể giải quyết tình trạng thiếu thuốc?
- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm về đẩy giá thuốc điều trị cúm
- Bệnh viện đầu ngành kêu thiếu thuốc tê: Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu khẩn tìm nguồn thay
- Người dân thiếu thuốc, bệnh viện 'sợ sai': Nguyên nhân là tại cơ chế?
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy