Mới đây, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết đang xây dựng phương án mua, xử lý khoản nợ tại Công ty Cổ phần Beton 6 (UPCoM: BT6).
Theo đó, DATC thông báo các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hợp tác xử lý nợ thì nộp hồ sơ về DATC cùng trao đổi, thống nhất hợp tác xử lý nợ. Thời gian nộp hồ sơ đề xuất đến ngày 2/12.
Beton 6 là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường.
Báo cáo tài chính kiểm toán 2018 cho biết, Beton 6 ghi nhận khoản khoản lỗ gần 323 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 31/12/2018 đạt 342,5 tỷ đồng.
Về tình hình vay nợ tài chính, theo báo cáo tài chính năm 2018, Beton 6 đang vay ngắn hạn 358 tỷ đồng và dài hạn hơn 4 tỷ đồng.
Chi tiết về tình hình vay ngắn hạn, Beton 6 chủ yếu vay Vietinbank (188 tỷ đồng), Vietcombank (64 tỷ đồng), Eximbank (63 tỷ đồng), Quốc Dân (30 tỷ đồng).
Trong đó vay Eximbank là tín chấp, còn vay Quốc Dân (NCB) được đảm bảo bằng quyền đòi nợ đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai từ các hợp đồng thi công cung ứng sản phẩm với lãi suất 8,5%/năm.
Với hai khoản vay Vietinbank và Vietcombank, Beton 6 thế chấp bằng các khoản phải thu khách hàng với số tiền lần lượt là 58 tỷ đồng và 70 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2018, phải thu ngắn hạn khách hàng của Beton 6 vẫn duy trì ở mức cao với 385 tỷ đồng, vì thế công ty đã phải trích lập dự phòng khó đòi tới 164 tỷ đồng.
Beton 6 ghi nhận tới 393 tỷ đồng nợ quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm tính đến thời điểm cuối năm 2018.
Điều đáng nói, Beton 6 cho biết, Công ty đã gửi thư xác nhận công nợ cho khách hàng, đối tác nhưng một số khách hàng đã không phản hồi, xác nhận.
Chính điều này khiến Công ty không thể thu thập đầy đủ công nợ để đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán với số tiền hơn 57 tỷ đồng cũng như số dự phòng cần phải trích lập cho các khoản nợ phải thu quá hạn này, dẫn đến việc báo cáo tài chính 2018 có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
Chi tiết vay nợ ngắn hạn của Beton 6 tính đến cuối năm 2018
Nguồn: BCTC kiểm toán 2018 của Beton 6.
Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của công ty đạt hơn 938 tỷ đồng, giảm 27% so với cuối năm 2017. Trong đó bao gồm 562,6 tỷ đồng tài sản ngắn hạn (giảm 36%) và hơn 375 tỷ đồng tài sản dài hạn.
Khoản phải thu ngắn hạn ở mức 385 tỷ đồng, giảm 9%; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 164 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Beton 6 ghi nhận tới 393 tỷ đồng nợ quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm tính đến thời điểm cuối năm 2018.
Nguồn: BCTC kiểm toán 2018 của Beton 6.
Kiểm toán cho biết chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán với số tiền theo sổ sách hơn 57 tỷ đồng cũng như số dự phòng cần phải trích lập cho các nợ phải thu quá hạn này.
Theo Beton 6, công ty đã gửi thư xác nhận công nợ cho khách hàng, đối tác nhưng một số khách hàng đã không phản hồi, xác nhận.
Hiện giá cổ phiếu BT6 của Beton 6 đang ở mức 1.500 đồng/cp với thanh khoản dường như không có và chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Trước đó, vào đầu tháng 10, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định tạm dừng giao dịch trên sàn UPCoM đối với BT6 do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2019. Thời gian tạm dừng giao dịch là trong ba phiên từ 2/10 - 4/10.
CTCP Beton 6 được thành lập vào năm 1958. Tới năm 2008, nhóm nhà đầu tư chiến lược HB Group đã đầu tư vào Beton 6 với đại diện là ông Trịnh Thanh Huy, Chủ tịch HĐQT HB Group.
Đáng chú ý, ông Trịnh Thanh Huy là một cái tên xa lạ trên thị trường chứng khoán. Ông Huy (sinh năm 1970), từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga.
Ông là người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga (sau đó là Masan tại Việt Nam). Ông Huy từng là Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan từ năm 1997 đến năm 2002.
Ngoài việc tham gia HĐQT của Beton 6, ông Huy còn là cổ đông lớn của CTCP xây dựng Công nghiệp (Descon); ông cũng từng đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc CTCP Bất động sản Bình Thiên An (BTA).
Ông Trịnh Thanh Huy bắt đầu tham gia vào HĐQT của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy