Thế nhưng đi cùng với những “kỷ lục” đó, hiện tượng nhiều công ty chứng khoán (CTCK) huy động tiền trái quy định để cho vay margin đang gây nhiều lo ngại trong dư luận.
Trong khi tiền gửi tiết kiệm ngày càng thấp, nhiều CTCK đã hút tiền các nhà đầu tư cá nhân bằng cách huy động số tiền nhàn rỗi này để dùng cho những nhà đầu tư chứng khoán khác vay ký quỹ- margin.
Theo đó, nếu nhà đầu tư có tiền khoảng 500 triệu đồng đưa CTCK theo hợp đồng “hợp tác đầu tư” trong 1 tuần là có ngay lãi suất 2,3%/năm. Nếu gửi từ 6 tháng đến 1 năm thì lãi suất là 6,2-7,3%, cao hơn rất nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay. Thao tác rất đơn giản là tiền chưa đầu tư có thể đem gửi ngay lấy lãi.
Với sức hấp dẫn này, lượng tiền mà các CTCK huy động từ nhà đầu tư đang được cho là rất lớn, thu hút sự chú ý của dư luận. Theo phân tích của các chuyên gia, hình thức huy động vốn này đang bị các CTCK “lập lờ đánh lận con đen” một cách không rõ ràng bằng cái gọi là “hợp đồng góp vốn”, hay hợp đồng “hợp tác đầu tư”, trong khi bản chất vẫn là huy động thêm vốn của các nhà đầu tư cá nhân để cho vay lấy lãi.
Lợi nhuận của CTCK không lớn, trong khi cho vay cả hàng nghìn tỷ. Như vậy, các công ty chứng khoán đang làm chức năng của một ngân hàng là huy động vốn để cho vay.
Số liệu thống kê cho thấy đến hết quý I, hơn 30 công ty chứng khoán trên thị trường đã cho nhà đầu tư vay hơn 110.000 tỷ đồng, đây được xem là mức kỷ lục cho vay margin của chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh thanh khoản mỗi phiên được tính theo giá trị tỷ đô.
Chứng khoán Việt Nam đang xác lập nhiều kỷ lục.
“Tai tiếng” về huy động vốn trên thị trường chứng khoán hiện nay phải kể đến là CTCK MB (MBS) và CTCK VNDirect. Theo đó, MBS triển khai hình thức “hợp tác kinh doanh chứng khoán”: Khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời có thể hợp tác với MBS để hưởng lãi suất hấp dẫn hơn so với lãi suất tiết kiệm hiện hành của các ngân hàng.
“Thanh minh” trong một báo cáo mới đây, MBS cho rằng việc margin có tăng cũng phù hợp trong bối cảnh thanh khoản tăng và chưa đáng lo ngại, vìthanh khoản thị trường đang ở mức kỷ lục, giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đã đạt mốc 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên gia, huy động tiền nhàn rỗi nhưng lại cho vay vào lĩnh vực rủi ro cao là đầu tư chứng khoán, tạo ra không ít quan ngại về độ nóng của dòng tiền trên thị trường.
Chưa kể, đối với các nhà đầu tư sử dụng margin để đầu tư chứng khoán, dù đây được xem là một đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư tối đa hóa cơ hội và gia tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần so với việc chỉ sử dụng vốn tự có, song margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá, nhưng cũng làm cho tài sản của họ “bốc hơi” một cách nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá.
Do đó, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng cũng như phân tích chi tiết để lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng nhất.
Trở lại với thực trạng các CTCK “biến tướng” huy động vốn dưới các hình thức hợp tác đầu tư, tiết kiệm tiền gửi, nhiều chuyên gia cho rằng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phải thanh kiểm tra và yêu cầu các CTCK chấm dứt ngay dịch vụ này để tránh rủi ro phát sinh.
Phía Bộ Tài chính cho biết UBCKNN đã có văn bản yêu cầu MBS, CTCK VNDirect báo cáo, giải trình và đã có văn bản yêu cầu MBS dừng thực hiện dịch vụ. Đối với CTCK VNDirect, UBCKNN sẽ có xử lý tương tự sau khi nhận được ý kiến giải trình của Công ty và tổ chức kiểm tra hoạt động một số CTCK.
Được biết, theo Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, chỉ các ngân hàng mới được phép thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn từ cá nhân. Quỹ tín dụng nhân dân cũng bị hạn chế, chỉ được phép nhận tiền gửi của thành viên hoặc từ các đối tượng theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Luật Chứng khoán 2019 cũng quy định rõ các CTCK chỉ được phép thực hiện 4 dịch vụ gồm: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Đồng thời, phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của mình, không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại hay các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật...
Các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư, người dân tham gia hợp tác kinh doanh phải tỉnh táo. Vì lãi suất, lợi nhuận lớn thường đi kèm với rủi ro cao.
Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ, quan tâm đến năng lực, uy tín, các dự án, sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp trước khi đầu tư. Người dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng thì an toàn hơn vì đây là định chế tài chính lớn, có nhiều quy định khắt khe để bảo đảm an toàn và có Ngân hàng Nhà nước giám sát, quản lý chặt chẽ.
Tác giả: Hà An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy