Bitcoin có thể trở thành đồng tiền tệ được lựa chọn trong giao dịch thương mại quốc tế. (Ảnh: Bloomberg)
Ngân hàng đầu tư của Mỹ này cho rằng, có nhiều rủi ro và trở ngại cản trở sự phát triển của bitcoin. Do đó, tương lai của bitcoin vẫn chưa chắc chắn, nhưng những phát triển trong thời gian tới có khả năng mang tính quyết định khi đồng tiền này cân bằng giữa sự chấp nhận chính thống và sự bùng nổ về đầu cơ.
Nó đánh dấu sự thay đổi trong quan điểm về bitcoin của các định chế tài chính. Từ trước đến nay, nhiều ngân hàng đều có định kiến với tài sản kỹ thuật số. Họ cho rằng, bitcoin không có giá trị tồn tại và đang được thổi phồng quá mức như hội chứng hoa tulip hồi thế kỷ 17.
Tuy nhiên, sự tăng giá mạnh mẽ của bitcoin trong những tháng qua đã buộc những nhà đầu tư lớn tại Phố Wall phải đánh giá lại đồng tiền điện tử này. Ngân hàng lâu đời nhất nước Mỹ BNY Mellon tháng trước cho biết sẽ cung cấp dịch vụ lưu ký bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác. Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan cũng cho biết đang xem xét bitcoin một cách ngiêm túc.
Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác thường phải chịu những biến động dữ dội. Sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại 58.000 USD/coin, đồng bitcoin đã "lao dốc không phanh" đánh mất hơn 10.000 USD chỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, với mức giá hiện tại, bitcoin vẫn cao hơn 60% so với mức đầu năm và tăng hơn 460% trong 12 tháng qua.
Giới đầu tư tiền điện tử cho biết, đợt tăng giá mới nhất này của bitcoin không giống như các đợt tăng giá trước đó, bao gồm thời điểm năm 2017 khi bitcoin tăng lên mức 20.000 USD trước khi giảm 80% trong năm sau đó. Bởi hiện nay bitcoin được thúc đẩy nhờ sự tham gia ngày càng tăng của các nhà đầu tư tổ chức.
Ban đầu bitcoin được tạo ra như một hệ thống thanh toán kỹ thuật số để bỏ qua các ngân hàng và những người trung gian tài chính khác. Kể từ đó, bitcoin đã thu hút được các nhà đầu tư chính thống với ý nghĩa là một loại "vàng số", hàng rào chống lạm phát.
Tuy nhiên, theo Citi, có một số rào cản mà bitcoin sẽ phải vượt qua trước khi được áp dụng chính thống.
Citi cho rằng, mặc dù sự nhập cuộc của các nhà đầu tư tổ chức nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cản trở đồng tiền này được áp dụng rộng rãi.
"Đối với các nhà đầu tư tổ chức, những cản trở này bao gồm các vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn, bảo hiểm và lưu ký, bảo mật và lo ngại ảnh hưởng đến môi trường từ việc khai thác bitcoin", ngân hàng này nói và cho biết thêm: "Các vấn đề bảo mật với tiền điện tử có thể xảy ra, nhưng khi so sánh với thanh toán truyền thống, nó vẫn tốt hơn".
Ngoài ra, đào bitcoin - quá trình đưa các đồng tiền mới vào lưu thông - đòi hỏi một lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Theo Digiconomist, mạng lưới bitcoin có lượng khí thải carbon ngang bằng với cả đất nước New Zealand. Điều đó khiến các nhà hoạt động môi trường lên tiếng báo động.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy