Nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) chỉ ra rằng 10.000 ví tiền mã hóa lớn nhất đang nắm giữ 5 triệu Bitcoin, với giá trị khoảng 232 tỷ USD. Con số này tương đương chưa đến 0,01% trong khoảng 114 triệu ví trên toàn cầu đã cất giữ 27% số Bitcoin đang lưu hành.
Nghiên cứu này do các giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan và Trường Kinh tế London thực hiện. Nhóm tác giả cho rằng BTC là một hệ thống tập trung cao do chúng đang nằm ở một số ít địa chỉ. Điều này vô tình khiến BTC dễ bị rủi ro hệ thống hơn.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ việc đồng tiền tăng giá cũng chỉ về tay một nhóm nhỏ các nhà đầu tư và tổ chức lớn.
Phần lớn số Bitcoin vẫn nằm trong ví của các 'cá voi'. Ảnh: CoinTelegraph.
“Mặc dù đã tồn tại được 14 năm và sự phổ biến của nó ngày càng rộng rãi, nhưng đây vẫn là một hệ sinh thái rất tập trung”, giáo sư Schoar tại Trường Quản lý MIT Sloan nhận định về Bitcoin.
Nếu so sánh với mức phân bổ giàu nghèo tại Mỹ, Bitcoin thậm chí còn có mức độ tập trung cao hơn. Theo số liệu của Fed, 1% số hộ gia đình tại Mỹ nắm giữ khoảng 1/3 toàn bộ tài sản của quốc gia này.
Theo Wall Street Journal, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích toàn bộ giao dịch trong lịch sử Bitcoin. Dù chủ các ví tiền mã hóa không thể định danh chính xác, dòng tiền vào, ra của các ví này đều được lưu lại trên chuỗi khối. Từ đó, những nhà phân tích có thể dự đoán liệu một ví thuộc về cá nhân hay tổ chức tài chính, sàn giao dịch lớn.
Vào năm 2008, Bitcoin lần đầu được người lấy biệt danh Satoshi Nakamoto giới thiệu. Trên lý thuyết, bất kỳ ai có kiến thức về công nghệ thông tin đều có thể dễ dàng khai thác Bitcoin bằng một bộ máy tính.
Tuy nhiên, việc khai thác đã trở nên đắt đỏ đến mức chỉ các công ty quy mô lớn mới đủ khả năng “đúc” Bitcoin mới cho mạng lưới bằng cách xác minh các giao dịch trên blockchain. Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, các giao dịch Bitcoin chủ yếu vẫn diễn ra thông qua các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase, Huobi...
Do đó, nghiên cứu cho thấy khối tài sản của các sàn giao dịch tiền mã hóa và thợ đào BTC đã tăng vọt trong 2 năm qua, khi giá của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tăng từ 5.000 USD vào tháng 3/2020 lên gần 69.000 USD vào tháng 11 năm nay.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết khoảng 90% các giao dịch Bitcoin bắt nguồn từ 2 hoạt động không có chức năng kinh tế thực. Nó chỉ đơn thuần là cách mạng lưới xử lý các giao dịch và một cá nhân nào đó chuyển số BTC sang các ví khác nhau nhằm tránh lộ danh tính.
Chỉ số ít giao dịch còn lại mới có mục đích thực tế, nơi những sàn giao dịch và các nhóm đầu tư chuyên nghiệp chiếm tới 75% tổng khối lượng.
Tác giả: Minh Hoàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy