Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại phiên họp mở rộng của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, ngày 2/9/2021. (Ảnh: KCNA/TTXVN)
Ngày 3/9, truyền thông nhà nước đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp Bộ Chính trị để thảo luận các vấn đề quan trọng, như các biện pháp chống dịch COVID-19 trên toàn quốc và sản xuất nông nghiệp.
Theo Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), trong phiên họp mở rộng của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên hôm 2/9, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng thảo luận về các biện pháp nhằm thúc đẩy triệt để sản xuất hàng tiêu dùng và thực hiện chính sách quản lý đất đai.
KCNA nêu rõ: "Khẳng định tình hình đại dịch (COVID-19) nguy hiểm hiện nay trên toàn thế giới đang không kiểm soát được đòi hỏi công tác phòng chống dịch trên toàn quốc phải chặt chẽ hơn nữa, ông (Kim Jong-un) nhấn mạnh rằng tất cả các tổ chức đảng và cán bộ cần kiểm tra lại hệ thống phòng chống dịch quốc gia và công tác trong lĩnh vực này."
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh rằng thắt chặt phòng chống dịch là một nhiệm vụ "tối quan trọng," đồng thời cảnh báo các quan chức không nên lơ là "dù chỉ một khoảnh khắc trong tình hình hiện nay."
Thời gian qua, Triều Tiên đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua. Đây là thông tin được quốc gia Đông Bắc Á này nêu rõ trong báo cáo gửi đến Liên hợp quốc trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại người dân nước này gặp khó khăn nghiêm trọng để mưu sinh hằng ngày.
Trong báo cáo đầu tiên về việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc được công bố trung tuần tháng Bảy vừa qua, Triều Tiên cho rằng các biện pháp trừng phạt quốc tế đã cản trở đáng kể khả năng phát triển kinh tế quốc gia.
Theo báo cáo, sản lượng ngũ cốc của Triều Tiên năm 2018 là khoảng 4,95 triệu tấn, mức thấp nhất trong 10 năm qua, do tác động của thiên tai, khả năng ứng phó kém, vật tư ngành nông nghiệp chưa đảm bảo và trình độ cơ giới hóa thấp.
Sản lượng ngũ cốc tăng mạnh lên mức 6,65 tấn trong năm 2019, mức cao nhất trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, đến năm 2020, tác động của các trận bão lũ liên miên khiến sản lượng ngũ cốc của Triều Tiên giảm xuống còn 5,52 triệu tấn.
Bên cạnh tình trạng khan hiếm năng lượng và vật tư, báo cáo cũng chỉ ra Triều Tiên còn phải đối mặt với những thách thức như thiếu nhân lực y tế, nền tảng công nghệ tại các nhà máy dược và y tế còn yếu kém và thiếu thuốc men.
Hầu hết các loại vaccine được cung cấp thông qua cơ chế hỗ trợ vốn, cho thấy sự trợ giúp của các quốc gia khác là rất cần thiết với Triều Tiên để đối phó với đại dịch COVID-19. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn công bố không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong nước.
Quốc gia này đã nhanh chóng tạm dừng mọi tuyến kết nối với các nước láng giềng ngay từ đầu năm 2020 để ngăn chặn virus SARS-CoV-2. Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên, các biện pháp hạn chế lưu thông cũng khiến hoạt động trao đổi thương mại với Trung Quốc bị gián đoạn nghiêm trọng.
Tình trạng này đã tác động mạnh tới tình hình kinh tế nói chung trong bối cảnh 90% hoạt động trao đổi thương mại của Triều Tiên là với Trung Quốc.
Tác giả: Phương Hồ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy