Thông tin trên được thượng tá Đinh Văn Trình, Phó trưởng phòng 5 thuộc Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an), đưa ra tại hội thảo khoa học về đăng ký hiến và phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người do Bộ Y tế tổ chức.
Chỉ ra thủ đoạn của loại tội phạm trên, thượng tá Đinh Văn Trình cho biết họ tiếp cận người có nhu cầu mua (ghép) bộ phận cơ thể tại các bệnh viện, hoặc thông qua mạng xã hội để tìm người mua, người bán dưới hình thức cho, hiến tặng. Các nhóm này phân chia mỗi người làm quen với bên mua và bên bán, xét nghiệm, thỏa thuận giá cả, làm giả giấy tờ… ẩn dưới kinh phí hỗ trợ thuốc men, điều trị tự phục hồi sức khỏe.
Việc tìm người mua và bán thận, mô trên mạng xã hội đảm bảo được sự bí mật. Lúc đó, chủ mưu, cầm đầu không trực tiếp tham gia tiếp cận bị hại, người mua mà qua hệ thống chân rết để hướng dẫn, yêu cầu gia đình bị hại viết giấy tờ, đơn xin được hiến bộ phận cơ thể.
Một ca ghép thận tại bệnh viện ở TP.HCM.
Sau khi thỏa thuận, các cá nhân thu tiền của người mua với giá cao, hứa hẹn trả cho người bán giá thấp để trục lợi. Tiếp đó, họ hợp thức hóa bằng việc làm giả các giấy tờ, tài liệu để đưa người mua, người bán vào bệnh viện ghép tạng. Đáng chú ý, nhiều can phạm từng là nạn nhân của loại tội phạm này nên biết về lợi nhuận cao rồi cấu kết, móc nối với người khác hoạt động phạm tội.
Phó trưởng phòng 5 Cục C02 phân tích tội phạm mua bán nội tạng người chủ yếu nhắm đến các bộ phận như thận, gan, võng mạc… Trong đó thận là phổ biến nhất với số tiền giao dịch mua bán từ 700 triệu đến một tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, người môi giới có thể hưởng lợi từ 150 triệu đến 250 triệu đồng.
Đề cập nguyên nhân của vấn nạn trên, ngoài lý do về lợi nhuận cao (bộ phận cơ thể người nếu đưa ra nước ngoài có thể có giá nhiều tỷ đồng), thượng tá Đinh Văn Trình nhấn mạnh nhiều người có nhu cầu mua (ghép) bộ phận cơ thể người ở trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều trường hợp đấu tranh giành giật sự sống nên cố gắng tìm đủ mọi cách để làm theo hướng dẫn của tội phạm, thậm chí che giấu hành vi phạm tội.
Còn người bán bộ phận cơ thể trong các vụ án luôn che giấu sự thật với mọi người. Nhiều bị hại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách do vướng vào cờ bạc, nợ nần với lãi suất cao...
Theo thượng tá Trình, thời gian qua lực lượng công an đã đấu tranh làm rõ nhiều đường dây tổ chức mua bán mô, bộ phận cơ thể người. Điển hình là chuyên án bắt giữ băng nhóm chuyên môi giới mua bán thận từ Việt Nam sang Campuchia, do Cục Cảnh sát hình sự triệt phá.
Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1974, trú TP.HCM, đã chết) là người cầm đầu đường dây trên. Đây là đường dây mua bán thận xuyên quốc gia để bán cho người nước ngoài, xảy ra tại TP.HCM và nhiều địa phương khác trên cả nước. Theo Cục C02, đường dây này tìm người bán thận trên Internet, đưa nạn nhân đi xét nghiệm tại bệnh viện để xác định việc trùng khớp chỉ số HLA. Sau đó, họ nuôi dưỡng nạn nhân và đưa sang Campuchia để bán thận.
Ngoài ra, tháng 5/2021, Phòng Cảnh sát hình sự Hà Nội triệt phá vụ môi giới mua bán thận xảy ra tại quận Hà Đông. CQĐT đã khởi tố Nguyễn Duy Đình Quang (quê Đắk Lắk), Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Đình Hiền (cùng ở Nghệ An) và Nguyễn Quốc Anh (quê Hải Dương) để điều tra 3 phi vụ môi giới mua bán thận.
Tác giả: Hoàng Lam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy