Tin liên quan
Chiếc tàu đổ trộm bùn xuống sông Hồng được báo chí ghi lại (Ảnh: Tạp chí Giao thông)
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nếu có vi phạm phải xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2016.
Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội và các địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ hoạt động xả thải, hoạt động khai thác cát sỏi thuộc lưu vực sông Hồng và các lưu vực sông, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12/2016.
Trước đó báo chí phản ánh tàu mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì rồi đổ xuống lòng sông Hồng vào ngày 14/11. Đáng chú ý, vào thời điểm đó có một tổ công tác gồm 3 người mặc sắc phục cảnh sát đường thủy thuộc Đội Thanh kiểm số 3 - Công an thành phố Hà Nội sử dụng cano chuyên dụng áp sát chiếc tàu đang xả thải trái phép nhưng không hiểu sao trong lúc tổ công tác tiếp cận tàu “khủng” thì hoạt động xả thải vẫn diễn ra bình thường (?!).
Trước bức xúc của dư luận, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, làm rõ sự việc; điều tra xử lý tàu mang số hiệu PT0677, nếu sai phạm và xem xét, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan.
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 18/11, Đại tá Đào Thanh Hải - Phó giám đốc Công an Hà Nội cho biết đã tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ cảnh sát đường thủy liên quan đến việc tàu mang số hiệu P.Y0677 đổ trộm hàng trăm tấn bùn xuống sông Hồng.
Theo ông Hải, sau khi lập biên bản vi phạm,3 cán bộ cảnh sát đường thủy này lại quay về gọi thêm lực lượng ra tạm giữ phương tiện. “Đáng lẽ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm đấy. Chính vì thế Công an thành phố đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc và tạm đình chỉ công tác 3 đồng chí đó. Còn hành vi vi phạm của tàu đó là xử lý rất kiên quyết, có lập biên bản, giám định bùn xem có chất độc hại đổ xuống sông không. Tất cả những việc đó anh em làm đúng quy trình” - ông Hải nói.
Trả lời câu hỏi về việc có khởi tố vụ án hay không, ông Đào Thanh Hải cho rằng việc này phải căn cứ vào mức độ, hậu quả, bởi theo quy định của pháp luật, nếu như gây ra hậu quả nghiêm trọng, ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường đến mức nhất định thì có thể khởi tố được. Còn nếu chỉ ở mức độ xử lý hành chính thì sẽ xử lý hành chính.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy