Tin liên quan
Qua quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm của Bộ Công thương như: Việc ban hành các Thông tư số 05/2013/TT-BCT và số 05/2014/TT-BCT của Bộ còn chưa chặt chẽ, chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm đơn vị chủ trì, quản lý…
Chưa thực hiện tốt việc “chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản thuộc chức năng của Bộ” như thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát kết quả báo cáo quản lý tạm nhập, tạm xuất theo quy định, chưa kiên quyết trong kiểm tra, xử lý địa phương ban hành văn bản không đúng với thông tư mà Bộ ban hành, còn để vi phạm quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, những tồn tại trên làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến mục tiêu “ khắc phục những hạn chế của hoạt động tạm nhập tái xuất, đảm bảo yêu cầu quản lý, tránh sự lợi dụng chính sách để có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế và tránh ách tắc tồn đọng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường, xã hội”.
Trách nhiệm thuộc về tập thể, cá nhân được giao xây dựng thông tư hướng dẫn, các cá nhân được giao nhiệm vụ có liên quan đã chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng, Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu trong “ chỉ đạo những vấn đề về cơ chế, chính sách đối với các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế”, “điều hành hoạt động tạm nhập tái xuất… và chỉ đạo xử lý hồ sơ về tạm nhập tái xuất… các doanh nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
Đối với các UBND tỉnh, thành phố có hoạt động tạm nhập, tái xuất cũng chưa chủ động thực hiện việc báo cáo kết quả quản lý nhà nước về tạm nhập, tái xuất cho Bộ Công thương.
UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyêt định số 558/QĐ-UBND thí điểm lựa chọn doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh nhưng chưa thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Công thương.
Tổng Cục Hải quan chưa thực hiện báo cáo đầy đủ, thường xuyên cho Bộ Công thương trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa, việc tồn đọng, kết quả xử lý hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng là vi phạm điểm b, khoản 4, điều 20 thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công thương, trách nhiệm thuộc về Tổng cục Hải quan.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị đối với Bộ Công thương cần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, vai trò chủ trì trong hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực tiễn nhằm đưa hoạt động tạm nhập tái xuất ngày càng ổn định, đảm bảo theo thông lệ quốc tế.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành còn tồn tại, bất cập, chưa sát thực tế về tạm nhập tái xuất.
Đồng thời, đánh giá, xem xét kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính theo hướng tăng nặng mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất…
Yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công thương phối hợp tích cực hơn trong xây dựng chính sách đảm bảo giám sát hàng hóa tạm nhập tái xuất chặt chẽ, nhằm chống gian lận thương mại, thẩm lậu hàng hóa, thất thu thuế trong hoạt động tạm nhập tái xuất đặc biệt về cơ chế kiểm soát chặt chẽ ngay tại hải quan nơi nhập.
Thiên Di
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy