Bộ Công Thương vừa đề xuất giải pháp để ngành ô tô trong nước phát triển trong thời gian tới.
Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng giảm bớt tình trạng nhập siêu ô tô thì cần có thêm các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp cắt giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như việc điều chỉnh lại các chính sách thuế phí, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế tài nguyên, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung như đề xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công.
Miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất trong nước áp dụng đối với sản phẩm ô tô. Đồng thời, đề xuất miễn thuế nhập nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam cùng với cam kết của doanh nghiệp về đầu tư dài hạn, sản lượng và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ. Bộ cũng kiến nghị việc áp dụng bảo lãnh thanh toán thuế thời hạn 8 tháng thay vì 30 ngày như hiện hành.
Cụ thể như miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất trong nước áp dụng đối với sản phẩm ô tô. Điều này giúp giảm giá xe “made in Việt Nam”, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.
Đồng thời đề xuất miễn thuế nhập nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam cùng với cam kết của doanh nghiệp về đầu tư dài hạn, sản lượng và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ. Bộ này cũng kiến nghị việc áp dụng bảo lãnh thanh toán thuế thời hạn 8 tháng thay vì 30 ngày như hiện hành.
Trước đó, tại hội nghị tổng kết của ngành Công Thương, Bộ Công Thương khẳng định ngành công nghiệp ô tô Việt Nam “còn nhiều” hạn chế tồn tại, dù ngành công nghiệp đã có hơn 20 năm phát triển với nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Bộ Công Thương khẳng định ô tô Việt hiện có giá bán ở mức cao trong khu vực nhưng chất lượng lại không bằng so với ô tô nhập khẩu.
“Ô tô lắp ráp có giá tại Việt Nam có giá bán cao gấp 2 lần so với các nước trong khu vực, và nhiều lần so với các nước có nền công nghiệp phát triển ổn định như Nhật Bản, Mỹ… Giá bán cao, nhưng chất lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước lại không bằng xe nhập khẩu”, báo cáo của Bộ Công thương chỉ rõ.
Mặt khác cũng theo Bộ này, hiện nay ngành sản xuất-lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự .
“Ngành công nghiệp ô tô sản xuất trong nước chưa đạt được tiêu chuẩn của ngành sản xuất ô tô thực sự bởi phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản; dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính: Hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hóa giữa các DN trong SX-LR ô tô và phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Tỉ lệ nội địa hóa sản phẩn hiện mới đạt bình quân 7-10% (so với mục tiêu 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010). Các sản phẩm nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: Săm, lốp, ghế, gương, dây diện, sản phẩm nhựa, ắc quy…”, báo cáo của Bộ Công Thương chỉ rõ.
Theo Diễn đàn Doanh Nghiệp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy