Tin liên quan
Theo Bộ Công Thương, bụi lò thép là chất thải nguy hại hoặc có khả năng là chất thải nguy hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với môi trường. Trong khi, công nghệ tái chế và xử lý bụi lò thép trong nước còn hạn chế.
Do vậy, việc các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu, tái chế cần được khuyến khích.
Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện vận chuyển, kinh doanh và xuất khẩu chất thải, chất nguy hại (bụi lò thép) theo đúng quy đinh của pháp luật và thông lệ quốc tế, Bộ Công Thương đề nghị Công ty Kim Phúc Hà liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) để được hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Ảnh minh họa
Trước đó, Công ty TNHH Kim Phúc Hà đã có văn bản số 40 gửi Bộ Công Thương đề nghị được xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép sang Trung Quốc. Cụ thể, Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với Công ty Hữu Hạn thương mại Phú Bang thành phố Cảng Phòng Thành, Trung Quốc. Đây là đơn vị có nhà máy nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý bụi lò đã được các cơ quan chức năng Trung Quốc cấp phép.
Đây là lần đầu tiên có doanh nghiệp Việt chính thức xin xuất khẩu bụi lò thép.
Trong văn bản của mình, Công ty Kim Phúc Hà cho rằng bụi lò thép là chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất thép ở Việt Nam chưa được tái chế. Hiện bụi lò thép được các nhà máy ở Việt Nam thu gom, đóng bao và lưu trữ trong các nhà kho không đảm bảo quy định về quản lý chất thải nguy hại với số lượng ngày một tăng mà chưa có phương án xử lý hoặc tái chế.
Do vậy, trong một thời gian ngắn nữa, các nhà máy thép này sẽ không còn chỗ để chứa lượng bụi lò phát sinh. Trong khi, ở Việt Nam hiện nay, chưa có đơn vị nào đủ năng lực xử lý loại chất thải này.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), bụi lò thép nói trên được lấy từ quá trình luyện sắt, thép phế trong quá trình luyện phôi thép từ lò điện. Khi khói thải ra, trước khi xả ra môi trường, được lọc lại thành bụi.
Bụi này được quy định là chất thải độc hại, nguy hại theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên -môi trường vì chứa nhiều kim loại nguy hiểm, trong đó có kẽm. Sở dĩ có kẽm trong quá trình tích tụ thành bụi vì nguyên liệu để luyện ra phôi thép có cả sắt, thép phế, tôn mạ kẽm các loại.
VSA nhận định việc Trung Quốc muốn mua bụi lò thép nói trên không nằm ngoài mục đích để lấy nguyên liệu kẽm bằng phương pháp tách kim loại. Vì trong bụi lò thép luyện từ lò điện đang chứa 19-20% hàm lượng kẽm, cao hơn nhiều so với tỉ lệ cần có từ việc khai thác từ quặng kẽm thông thường.
Nên đọc
Diệu Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy