Theo chỉ thị này, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai các biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Tuy nhiên, tình trạng giáo viên sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường vẫn diễn ra, làm mất nhiều công sức, gây áp lực và ảnh hưởng hiệu quả làm việc của thầy cô.
Bố GD&ĐT cấm các trường giao thêm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên, ngoài những loại đã có trong quy định Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ GD&ĐT ban hành. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ trưởng GD&ĐT yêu cầu giám đốc sở GD&ĐT, trưởng phòng GD&ĐT và hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ GD&ĐT ban hành.
Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng hồ sơ, sổ sách theo quy định; từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hiện hành theo lộ trình phù hợp điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.
Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử của giáo viên và nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin theo Điều 8 Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Cơ quan quản lý giáo dục tuyệt đối không chỉ đạo phát hành hoặc trực tiếp phát hành các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường và giáo viên. Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo Điều 5 Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục và các đơn vị liên quan chủ động nắm tình hình và xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ thị ở các địa phương.
Trước đó, ngày 9/1, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, một trong những việc ngành giáo dục kiên quyết thực hiện từ năm 2019 để giảm áp lực, tạo động lực cho giáo viên là giảm gánh nặng sổ sách hành chính, các cuộc thi nhà giáo không cần thiết. Người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định áp lực công việc của đổi mới chương trình rất cao, phải nhìn vào các điều kiện để giáo viên làm tốt nhiệm vụ, có động lực làm việc. Nếu không nhìn vào động lực mà cứ tăng công việc, áp lực, chính sách sẽ không hiệu quả, thậm chí có tiêu cực. |
Theo Zing.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy