Theo báo Đầu tư, trong văn bản vừa gửi Công ty cổ phần Hạ tầng Đông Á, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật đề nghị nhà đầu tư này dừng việc lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (F/S) Dự án cải tạo, nâng cấp luồng cửa sông Trà Lý theo hình thức hợp đồng BOT. Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét việc tiếp tục đầu tư dự án vào thời điểm thích hợp, khi đủ điều kiện.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở hồ sơ Báo cáo F/S Dự án do Công ty cổ phần Hạ tầng Đông Á tổ chức lập, trình ngày 24/3/2016, Bộ này đã có văn bản lấy ý kiến tham gia của các ngành, địa phương liên quan. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã nhận được các ý kiến tham gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); UBND tỉnh Thái Bình.
Bộ GTVT cho rằng BOT Trà Lý không có tính khả thi.
Theo ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan thì hồ sơ Báo cáo F/S Dự án còn nhiều vướng mắc, như: cơ sở pháp lý của việc thu phí sử dụng đường thủy để hoàn vốn, mức phí đề xuất là khá cao, việc đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường thủy quốc gia hiện hữu sẽ hạn chế quyền lựa chọn cho người dân, việc tham vấn cộng đồng đối với dự án. Do vậy, khó tiếp tục thực hiện dự án theo hình thức BOT.
Được biết, ý tưởng về dự án này được Công ty cổ phần Hạ tầng Đông Á đề xuất từ năm 2015, đến nay được xem xét, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để lập nghiên cứu khả thi.
Theo đề xuất, dự án này chủ yếu nhằm phục vụ vận chuyển than cho hai nhà máy nhiệt điện Thái Bình I và II trên sông Trà Lý bằng cách dùng tàu pha sông biển loại 2.000 tấn đi qua cửa Trà Lý với quãng đường từ chân hàng đến nhà máy là gần 100km thay vì chỉ đi trong các tuyến sông với quãng đường 247km. Tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 1.888 tỷ đồng bao gồm cả lãi vay và hoàn vốn trong thời gian 18,3 năm. Phương án hoàn vốn là thu phí 30.000 đồng/tấn than trong năm đầu và mỗi năm tiếp theo tăng thêm 6%; thu phí phương tiện lưu thông khác được hưởng lợi từ dự án.
Trước đó, báo Đấu thầu đăng tải, khoảng tháng 2/2017, theo Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, dự án BOT Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 (tuyến tránh S1) đến đường Thái Bình - Hà Nam, đoạn từ Quốc lộ 10 đến sông Trà Lý và cầu vượt sông Trà Lý đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình là bên mời thầu, có tổng mức đầu tư 1.457 tỷ đồng.
Liên danh nhà đầu tư duy nhất tham gia và vượt qua sơ tuyển, sau đó được chỉ định thầu, chính thức trở thành nhà đầu tư dự án nghìn tỷ này là Liên danh Công ty Quảng Lợi - Công ty CP Đầu tư Kiến Hoàng - Công ty CP Xuất nhập khẩu miền Bắc - Công ty CP Kết cấu K2T - Công ty CP 27-7 Thanh Xuân. Liên danh này cũng là nhà đầu tư duy nhất vượt qua sơ tuyển và được chỉ định thầu Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 (tuyến tránh S1) đến đường Thái Bình - Hà Nam, đoạn từ sông Trà Lý đến đường Thái Bình - Hà Nam theo hợp đồng BT có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, để hoàn vốn cho Dự án BOT, nhà đầu tư dự kiến sẽ đặt trạm thu phí đoạn gần cầu vượt sông Trà Lý.
Xuân Tùng (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy