Tin liên quan
Năm 2007, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới (Công ty TECCO) khảo sát lập dự án nhà máy thủy điện (NMTĐ) Đrăng Phốk với công suất 26MW với tổng mức đầu tư khoảng 850tyr đồng, tại tiểu khu 430, 431 và 451, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc (VQG) Yok Đôn.
Ngày 6/8/2009, Bộ NN&PTNT có công văn số 2326/BNN-KL gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho chuyển đổi mục đích sử dụng 63ha rừng đặc dụng VQG Yok Đôn để làm NMTĐ Đrăng Phốk và nhận định rằng khu vực rừng làm thủy điện này là “loại rừng nghèo tái sinh sau khai thác kiệt”!
Năm 2011, UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép TECCO lập dự án đầu tư xây dựng NMTĐ Đrăng Phốk. Dự kiến, diện tích rừng đặc dụng phải chuyển đổi làm NMTĐ này khoảng 63ha, trong đó diện tích chuyển đổi vĩnh viễn khoảng 53ha (trải dài 9km theo bờ sông Srêpốk) và diện tích chuyển đổi tạm thời 10ha.
Xây nhà máy thủy điện Đrăng Phốk sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái Vườn quốc gia Yok Đôn
Hành động trên của UBND tỉnh Đắk Lắk vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận cũng như giới khoa học. Các chuyên gia cho rằng đây là việc làm trái luật và sẽ phải trả giá đắt.
Thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, Bộ này vừa trình Thủ tướng xem xét dừng chuyển mục đích sử dụng rừng tại Vườn quốc gia Yok Đôn để xây dựng thủy điện Đrăng Phốk.
Theo Bộ NN&PTNT việc xây dựng, vận hành nhà máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là voi, hổ có thể bỏ đi nơi khác. Khi xây dựng thủy điện Đrăng Phốk sẽ phải chuyển mục đích sử dụng 63 héc ta đất có rừng, trong đó chuyển đổi vĩnh viễn 53 héc ta, chuyển đổi tạm thời để phục vụ thi công 10 héc ta. Đó là chưa kể có khoảng 27 héc ta rừng bị ảnh hưởng để xây dựng đường dây tải điện từ nhà máy đến trạm biến áp hòa với hệ thống điện quốc gia.
Trong khi đó, khu vực này là rừng tự nhiên với khoảng 3 héc ta rừng giàu, 11 héc ta rừng trung bình và 49 héc ta rừng nghèo. Hiện nay, rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích lẫn chất lượng. Trong năm năm qua độ che phủ rừng đã giảm 6,1%, đặc biệt tại khu vực tiếp giáp với Vườn quốc gia Yok Đôn, rừng đã bị suy giảm rất nghiêm trọng, nhiều khu vực không còn rừng.
Cùng với tác động ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu, việc mất rừng làm cho diễn biến thời tiết cực đoan, tình trạng khô, hạn kiệt diễn ra khốc liệt, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội, môi trường bền vững ở Tây Nguyên.
Bên cạnh việc mất rừng thì quá trình thi công xây dựng, vận hành nhà máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là voi, hổ có thể bỏ đi nơi khác.
Hơn nữa, việc xây dựng đập, chặn dòng sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là các loài thủy sinh. Trong quá trình thi công và vận hành nhà máy sẽ tạo thêm áp lực bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên của Vườn quốc gia Yok Đôn, nhất là việc dâng nước lòng hồ Đrăng Phốk sẽ tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động vận chuyển gỗ trái phép bằng đường thủy.
Chính vì thế, Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, dừng thực hiện Văn bản số 1479/TTg-KTN ngày 25/8/2009 về việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của Vườn quốc gia Yok Đôn để xây dựng nhà máy thủy điện Đrăng Phốk.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy