Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón là vấn đề “nóng” trong xã hội thời gian qua.
Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ quý II của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết đề xuất áp thuế 5% được Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra nhằm hạn chế phân bón nhập khẩu.
Theo ông Dương, trong quá khứ, ngành phân bón từng đề xuất đưa thuế giá trị gia tăng về 0% để hạn chế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên sau khi chuyển phân bón thành mặt hàng không chịu thuế, các doanh nghiệp lại đối mặt với tác dụng ngược: Phân bón trong nước bị cạnh tranh, rất khó khăn so với phân bón nhập khẩu.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng hơn 10 triệu tấn phân bón, bao gồm lượng nhập khẩu khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm. Trong khi đó, công suất các nhà máy phân bón trên cả nước đạt gần 30 triệu tấn. “Chúng ta cần khuyến khích hàng trong nước”, ông Nguyễn Quý Dương khẳng định.
Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính về việc áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón để khuyến khích doanh nghiệp phân bón trong nước, giảm lượng phân bón nhập khẩu.
Hiện tại, đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón vẫn là đề xuất gây tranh cãi, cả trong đời sống xã hội, trên mặt báo đến các cuộc họp của Quốc hội.
Trong quá khứ, sản xuất phân bón chịu thuế đầu vào chủ yếu là 10%, thuế đầu ra 5%. Doanh nghiệp được khấu trừ, thậm chí hoàn thuế đầu vào nếu mức thuế này cao hơn thuế đầu ra.
Song kể từ khi mặt hàng phân bón chuyển sang áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, ban hành vào năm 2014, thì doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ thuế đầu vào, mà phải hạch toán vào chi phí. Điều này khiến cho chi phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón tăng lên đáng kể, giảm sức cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu.
Vì vậy, nhiều ý kiến từ các chuyên gia, doanh nghiệp đang ủng hộ đề xuất áp thuế VAT 5% trở lại với mặt hàng phân bón, từ đó làm tăng giá của hàng nhập khẩu và giảm giá của hàng nội địa, đưa cả hai loại hình về mặt bằng chung do cùng chịu thuế suất 5%, tạo sự cạnh tranh bình đẳng.
Đây là phương án giúp khắc phục được “nghịch lý” diễn ra suốt 10 năm nay là hàng nhập khẩu được lợi thế hơn hàng trong nước bởi chính sách thuế áp dụng. Ngoài ra, phần ngân sách bị hụt thu từ hàng trong nước sẽ được bù đắp một phần từ khoản thu thuế VAT từ hàng nhập khẩu.
Trên nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Bộ Tài chính sẽ đánh giá tác động về vấn đề trên một lần nữa để trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp cuối năm nay.
Tác giả: Nhung Bùi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy