Cụ thể, 6 loại phí được miễn hoàn toàn bao gồm dịch vụ đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống VSD; đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ.
Về giảm tiền phí dịch vụ, 9 dịch vụ được giảm giá từ 10 đến 50% giá phí bao gồm.
Giảm 10% đối với 3 dịch vụ bao gồm: dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán;
Giảm từ 15%-20% đối với 2 dịch vụ bao gồm: dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh;
Giảm từ 30%-50% đối với 4 dịch vụ bao gồm: dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh.
Thời gian áp dụng mức giảm giá và miễn thu tiền sử dụng dịch vụ quy định tại Thông tư ít nhất trong vòng hơn 5 tháng (từ ngày 19/3 đến hết ngày 31/8).
Miễn, giảm giá 15 dịch vụ chứng khoán hỗ trợ thị trường trong dịch Covid-19
Trường hợp tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng Thông tư này trong trường hợp cần thiết.
Ngày 19/3, theo thống kê, VnIndex đã mất 26 điểm, nhóm Vn30 (30 doanh nghiệp hàng đầu thị trường) thì có đến 7 mã giảm trên 5%. HNX-Index cũng giảm 1,23% về 100,59 điểm.
Ngoài hỗ trợ phí giao dịch trong thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính trước đã đã ban hành nhiều văn bản về việc giãn, hoãn nộp các loại thuế, phí liên quan đến tiền thuê đất, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân. Tổng cục Thuế cũng ban hành Thông tư về các đối tượng, tiêu chuẩn, quy định giảm thuế đối với các trường hợp chịu tác động của dịch Covid-19.
Tổng số tiền chậm nộp, giãn, hoãn nộp thuế mà Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đưa ra cho doanh nghiệp khó khăn 30.000 tỷ đồng. Trước đó, Chính phủ đã yêu cầu ngành ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá hơn 250.000 tỷ đồng (10,8 tỷ USD) để hỗ trợ giảm, giãn lãi suất vay cho khách hàng, doanh nghiệp, chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19.
Trước đó, khi trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khẳng định: UBCKNN sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo tiêu chí "tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung-cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết".
Với nền tảng vĩ mô tốt, có lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do cũng như xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi dịch bệnh sớm muộn cũng sẽ được kiểm soát
UBCKNN cũng bày tỏ kỳ vọng các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tiếp tục vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy