Tin liên quan
Cụ thể, trong công văn gửi Thống đốc Lê Minh Hưng, Bộ Tài chính yêu cầu người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra hồi tháng 4, trong khi BIDV thông báo sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5% thì VietinBank thậm chí còn tuyên bố không chia cổ tức mặc dù báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 7.345 tỉ đồng, tăng 0,6% năm trước.. Tuy nhiên, cả 2 quyết định này đều được hầu hết cổ đông của cả 2 ngân hàng chấp thuận. Mặc dù trước đó tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015, cả 2 ông lớn ngành ngân hàng này đều cam kết sẽ trả cổ tức theo tỷ lệ trên dưới 10%, bằng tiền mặt.
Giải thích với các cổ đông về lý do không chia cổ tức, ông Lê Đức Thọ - tổng giám đốc Vietinbank - cho biết ngân hàng không chia cổ tức nhằm bổ sung vốn tự có nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng. Đồng thời đảm bảo tuân thủ các giới hạn về an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, việc không chia cổ tức cũng liên quan đến giao dịch sáp nhập PGBank vào VietinBank. Theo quy định, hai bên tham gia sáp nhập không được chia cổ tức trước khi sáp nhập để đảm bảo không làm giảm giá trị sổ sách mỗi cổ phần của các bên. Tuy nhiên, do giao dịch sáp nhập kéo dài, VietinBank đã thực hiện chia cổ tức năm 2014 căn cứ theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên.
Trong năm nay để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, HĐQT VietinBank đã đàm phán với PGBank và trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 về việc không chia cổ tức năm 2015 để đảm bảo các quy định trước sáp nhập.
Theo đó, toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ gần 3.661 tỉ đồng sẽ được VietinBank để lại để bổ sung nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Còn theo ban lãnh đạo BIDV, việc thực hiện chia cổ tức còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Sau khi sáp nhập với ngân hàng MHB, số lượng cổ phần BIDV tăng lên đồng nghĩa số lượng cổ phần chia cổ tức tăng lên nên sẽ khó giữ đuộc mức cổ tức như ban đầu.
Nếu thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, việc thực hiện tăng vốn hơn 9,4 nghìn tỷ trong năm nay của ngân hàng sẽ rất khó. Do đó, mức chia cổ tức theo tỷ lệ 8,5% là phù hợp, không thấp hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng 12 tháng, vẫn đảm bảo lợi ích của cổ đông. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là chỉ đạo của NHNN, ngân hàng sẽ dùng nguồn lực đó để tăng năng lực tài chính của ngân hàng.
Nên đọc
Diệu Ly (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy