Bộ Tài chính vừa có ý kiến đối với kiến nghị của Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam liên quan đến các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán
Cụ thể, về xây dựng cơ chế điều tiết thị trường để ổn định tâm lý nhà đầu tư trong những phiên xảy ra hiện tương bán tháo, Bộ Tài chính nhận thấy về cơ bản Chính phủ và các cơ quan quản lý TTCK các nước trên thế giới đều cho rằng các giải pháp kỹ thuật can thiệp vào TTCK không giúp ngăn chặn đà giảm giá của TTCK mà còn có thể gây ra các tác động tiêu cực đến lòng tin các nhà đầu tư đối với thị trường.
Vì vậy, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ quan điểm điều hành TTCK hiện nay là phải đảm bảo thị trường hoạt động liên tục, thông suốt an toàn, minh bạch, trên cơ sở tôn trọng quy luật quan hệ cung cầu, hạn chế tối đa can thiệp hành chính và ký thuật vào thị trường.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ tài chính có thể xem xét các biện pháp kỹ thuật, trong đó có một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất là điều chỉnh biên độ giao động giá, cơ chế này hiện nay ít phổ biến trên TTCK thế giới do phần lớn các nước áp dụng cơ chế ngắt mạch tự động. Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua thị trường đang có diến biến phục hồi. Do vậy, Bộ tài chính cho rằng chưa cần thiết phải điều chỉnh biên độ giá, tuy nhiên sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để cân nhắc khi thực sự cần thiết.
Hai là, tạm ngừng giao dịch (đóng cửa thị trường), theo Bộ tài chính, trong thời gian vừa qua, tình hình thị trường vẫn diễn biến trong phạm vi kiểm soát, chưa cần thiết để áp dụng biện pháp mạnh. Việc áp dụng không giúp ngăn chặn đà giảm giá của TTCK mà còn có thể gây ra các tác động tiêu cực đến lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Việc duy trì hoạt động thong suốt, an toàn và minh bạch của TTCK trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn đang tiếp diễn phức tạp trên thế giới vẫn cần tiếp tục được ưu tiên tại thời điểm này.
Đối với việc tiếp tục điều chỉnh giảm giá dịch vụ chứng khoán để hỗ trợ thị trường, Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã ban hành thông tư 70/2020/TT-BTC để kéo dài hiệu lực thông tư số 40 đến hết ngày 30/6/2021.
Về việc thúc đẩy sửa đổi, triển khai các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài như sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là đẩy nhanh quá trình triển khai các sản phẩm phục vụ nhà đầu tư tại nước ngoài như NVDR, các quy định chuyển tiền, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài có thể được sở hữu đến 100% cổ phiếu của một công ty đại chúng.
Liên quan đến quy định mới, hiện tại Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định hướng dẫn luật chứng khoán 2019, trong đó có quy định về sự tham gia của NĐT nước ngoài và dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2021.
Về vấn đề chuyển tiền, nộp rút vốn của của nhà đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính cho biết đây là nộ dung liên quan đến pháp luật ngân hàng, không thuộc thẩm quyền của bộ này. Bộ Tài chính đề nghị Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam nêu rõ vướng mắc tại nội dung này để có thể trực tiếp kiến nghị với NHNN.
Ngoài ra, việc niêm yết/đăng ký giao dịch của doanh nghiệp FDI, Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính Phủ về việc cho phép các doanh nghiệp FDI được chấp thuận chuyển đổi thành công ty cổ phần được niêm yết/đăng ký giao dịch.
Tác giả: Nhật Huỳnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy