Nhằm phát triển thị trường chứng khoán an toàn, minh bạch, hiệu quả và bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường.
Trong đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 65 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153 năm 2020 về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sẽ tiếp tục có giải pháp ổn định thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: VnEconomy)
PV: Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng đánh giá về thị trường chứng khoán trong năm 2022 này?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thị trường chứng khoán năm 2022 và đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế, là kênh huy động vốn tốt nhưng do lạm phát tăng, thị trường chứng khoán nước ngoài suy giảm... tác động thị trường nên chứng khoán nói chung và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn, Bộ Tài chính đang tích cực có giải pháp giải quyết.
PV: Những biến động tâm lý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ hiện nay đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán nói chung, Bộ trưởng có lưu ý gì đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ do một số doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, thao túng chứng khoán lừa dối khách hàng, làm giảm lòng tin của thị trường. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ luật doanh nghiệp và các nghị định… mục tiêu xây dựng phát triển thị trường huy động vốn cho doanh nghiệp.
Theo quy định, phát hành trái phiếu doanh nghiệp 2 hình thức, phát hành ra công chúng do UBCK thẩm định và cấp phép đảm bảo an toàn chặt chẽ hơn vì điều kiện kèm theo như hoạt động tốt, dòng tiền đủ… còn phát hành riêng lẻ là thỏa thuận riêng, cam kết dân sự của doanh nghiệp và nhà đầu tư thì lợi dụng đó một số doanh nghiệp đưa thông tin giả hoặc ngân hàng thương mại môi giới dụ khách hàng mua trái phiếu này, khi niềm tin thị trường bị mất, người dân đồng loạt rút tiền, khủng hoảng… đó là vấn đề cần lưu ý.
PV: Cùng với Nghị định 65 năm 2022 góp phần chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục có giải pháp nào để hỗ trợ ổn định và thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường này?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đang tập trung giải pháp đảm bảo doanh nghiệp phát hành trả nợ thanh toán trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư. Thanh toán khó khăn sẽ thỏa thuận gia hạn với nhà đầu tư hoặc trả nợ bằng tài sản khác.
Hai là phát hành minh bạch qua sàn trái phiếu riêng lẻ và tăng tuyên truyền bản chất trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để người dân lựa chọn. Thông qua sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ đảm bảo minh bạch trái phiếu phát hành. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, năng lực tài chính tốt, sức khỏe doanh nghiệp tốt sẽ lưu chuyển vốn tốt và là kênh huy động vốn hiệu quả.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
Tác giả: Trung Hiếu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy