Ngân hàng đã tái cấp vốn 2.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines.
Sáng 25/7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình trước Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp 6 tháng cuối năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đề cập đến việc triển khai Nghị quyết 135 Quốc hội khóa XIV về hỗ trợ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Bộ trưởng cho biết theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã ký với Vietnam Airlines 4.000 tỷ đồng và đến hôm nay ngân hàng đã tái cấp vốn 2.000 tỷ đồng và đã giải ngân được 600 tỷ đồng theo yêu cầu, sang tuần sau sẽ giải ngân nốt phần còn lại.
Trước đó, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 135. Theo đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh;
Ngoài ra, Quốc hội cũng cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.
Cũng trong bài phát biểu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đến nay, theo Báo cáo và giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nhà nước đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỷ đồng cho người lao động, cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
Riêng Nghị quyết 42, với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng triển khai năm 2020, trong thời điểm chưa có tiền lệ, triển khai trong thời gian gấp, tuy chưa được như mong muốn, nhưng qua ngân sách nhà nước và các chính sách, nhà nước cũng đã hỗ trợ xấp xỉ 39.000 tỷ đồng cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó, riêng ngân sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp 13.000 tỷ đồng.
Về kết quả việc ban hành 12 chính sách trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, sau 15 ngày triển khai, nhóm chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đã hoàn thành rà soát, hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với kinh phí là 4.300 tỷ đồng, hỗ trợ cho 11 triệu người lao động được thụ hưởng.
Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho tất cả những người điều trị F0 và cách ly F1. Có 52.081 người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương tại năm 5.922 doanh nghiệp đã được hưởng chính sách. 5.500 hộ sản xuất kinh doanh được nhận tiền hỗ trợ.
Đặc biệt, về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), ông Đào Ngọc Dung cho biết đến nay, chính sách này đã được triển khai nhanh, có hiệu quả, nhất là các địa phương phải giãn cách xã hội.
"Tất cả lực lượng lao động bán vé số dạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau với hàng trăm nghìn người đã được các địa phương xem xét, đã và đang triển khai hỗ trợ. Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã ban hành và thường xuyên cập nhật, bổ sung đối tượng lao động tự do để được hưởng chính sách", Bộ trưởng cho biết.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy