Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Xã hội đó là xã hội gì?”
Câu hỏi thú vị trên được Bộ truởng Đinh La Thăng đặt ra cho ông Nguyễn Sơn Hà, Cục trưởng C67 trong cuộc họp Ủy ban An Toàn Giao thông ngày 01/8/2014 vừa qua. Câu hỏi đó đã dấy lên một sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.
Câu hỏi thú vị trên được Bộ truởng Đinh La Thăng đặt ra cho ông Nguyễn Sơn Hà, Cục trưởng C67 trong cuộc họp Ủy ban An Toàn Giao thông ngày 01/8/2014 vừa qua. Câu hỏi đó đã dấy lên một sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.
Định nghĩa từ “xã hội đen” trong cuộc họp chính thức.
Cụm từ “xã hội đen” xuất hiện tại Việt Nam rất muộn, có lẽ cuối thập niên 80 khi phim Hồng Kông về đề tài này xuất hiện rầm rộ. Trong Từ điển tiếng Việt hiện tại cũng chưa có định nghĩa của cụm từ này, có thể hiểu một cách nôm na, “xã hội đen” là từ chỉ thế giới ngầm, những băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức trong bóng tối xã hội. Ở Việt nam hiện nay, cụm từ “xã hội đen” đã đi vào cuộc sống, thậm chí ngay cả trong một cuộc họp chính thức tại Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vưà qua. Điều thú vị là người định nghĩa cụm từ này lại là một Cục trưởng Công An, ông Trần Sơn Hà, Cục trưởng cục C67, ông cho biết: "Thế nào là xã hội đen? Cứ nói mồm thế. Xã hội đen là khống chế hoàn toàn chính quyền địa phương hoặc một đơn vị nào đó. Xã hội đen là tập thể và phải có tổ chức, chứ một đối tượng không thể gọi là xã hội đen được mà chỉ là cò mồi".
Câu trả lời trên của ông Hà đã bị Bộ trưởng Thăng phản đối lại ngay lập tức với một lí luận sắc bén mà chắc không ai có thể phản bác được: Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn: “Tôi không nắm rõ định nghĩa về xã hội đen của các anh, nhưng chuyện chỉ cần dán một phù hiệu lên xe là chạy vô tư mà không bị ai kiểm soát là xã hội gì? Phù hiệu không phải của Bộ Giao thông, không phải của Bộ Công an, mà của một cá nhân dán lên xe là đi được, hành vi này nằm ngoài hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tôi xin báo cáo với anh Hà, chỉ cần một lực lượng bảo kê, dẫn đường là cả đoàn xe ung dung đi, cả chính quyền và lực lượng công an, thanh tra tê liệt không làm được gì. Cả đoàn trăm cái xe được chụp ảnh lại, có biển số xe, có phù hiệu hẳn hoi mà các anh vẫn bảo là không có, không biết gì? Xã hội đen hay không xã hội đen thì xin Bộ Công an cho ý kiến!”. Câu chuyện này chắc sẽ gợi cho nhiều người nhớ về một thiếu ta Công an Đà Nẵng có tên Đinh Công Sắt, người có hàng trăm xe tải vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng chạy trên địa bàn. Để tiện cho việc lưu thông trên đường, thoải mái chở quá tải, mất an toàn giao thông, ông ta đã cho viết kí hiệu Fe (kí hiệu Sắt trong bảng tuần hoàn Mendeleev) và số điện thoại của mình trên tất cả các xe. Tập đoàn tử thần này tung hoành ngang dọc khắp Đà nẵng, băm nát các tuyến đường, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá tải. Rất may mắn cho người dân Đà Nẵng là những hành vi “coi trời bằng vung” của ông Fe này đã bị lật tẩy và phải chịu một mức án thích đáng vào năm 2005. Tất nhiên ông Hà cũng có lí khi nói, một cá nhân thì chỉ là cò mồi, nhưng liệu một cá nhân có thể dẫn đoàn xe hàng trăm chiếc quá tải, đi vào đường cấm, chở 30,000 tấn gạo/tháng mà không ai biết không?
Có hay không có những “đoàn xe vua”?
Một trong những vấn đề giao thông nhức nhối hiện nay đó là tình trạng đường hỏng quá nhiều. Đường hỏng thì mọi ngươì nghĩ ngay tới việc tham nhũng trong làm đường, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, đúng thiết kế … mà quên mất một điều là xe quá tải băm nát đường. Những chiếc xe chỉ được phép chở 10 tấn thì nay chất lên 60-70 tấn kẽo kẹt trên đường thì thử hỏi có con đường nào chịu được? Những ổ trâu, những sóng trâu trên đường quốc lộ 1A, đoạn trước Đèo ngang mới đây bị Bộ trưởng Thăng “tuýt còi” dừng thu phí đến khi sửa xong là một ví dụ. Hay tuyến đường cao tốc Nộc Bài – Lào Cai đang thi công dang dở vừa trải thảm lót xong đã bị hàng trăm xe chở quá tải vượt barie, rào chắn băm nát hàng đêm thì chất lượng công trình làm sao có thể đảm bảo? Liệu còn có những “đoàn xe ma” “xã hội đen” hay “xe vua” như thế tồn tại trên những cung đường cả nước? Dư luận đang tập trung về đường 5, hành khách đi xe khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng không hiểu tại sao cứ hết cầu Thanh Trì, xuống QL5 là các xe Hải Âu, Hoàng Long, Đất Cảng, Anh Huy, Hoàng Ngân... lại phải dừng lại chờ 10-15 phút. Khi một chiếc xe của hãng T.L., Đ.X. hoặc những chiếc xe khách không mang tên hãng vượt lên, các xe kia mới ùn ùn nối đuôi nhau chạy tiếp. Đó là "luật rừng" của các xe "đầu gấu". Một tài xế đang chạy cho hãng xe Hoàng Long cho biết: "Tất cả xe Hải Âu hay Hoàng Long, Đất Cảng, Anh Huy... đều phải dừng lại chờ xe “đầu gấu” lên trước rồi mới được đi. Nếu tài xế nào không dừng sẽ bị đầu gấu chặn xe hành hung. Đã có nhiều trường hợp tài xế bị đánh gãy tay, sưng mặt rồi nên bây giờ ai cũng phải chờ thôi". Không chỉ đe dọa, hành hung tài xế các hãng vận tải để “cướp” khách, những đối tượng côn đồ núp bóng nhân viên các hãng xe “đầu gấu”còn thách thức, hành hung cả cán bộ công nhân viên bến xe Lương Yên khi bị nhắc nhở về vi phạm nội quy bến. Vậy đây chỉ là “cò mồi” hay là “xã hội đen”? Câu hỏi này xin giành cho Bộ Công An và trực tiếp là ông Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục C67.
Khánh An – congluan.vn
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy