Dòng sự kiện:
Bộ trưởng Xây dựng sẽ trả lời chất vấn về bất cập trong quản lý condotel
04/06/2019 09:46:07
g Xây dựng Phạm Hồng Hà sẽ ngồi lên 'ghế nóng' tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ở kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình; công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho hay công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào nề nếp, góp phân tích cực nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng .

Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xây dựng đã kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về xây dựng hoặc không tuân thủ các quy định về quản lý chi phí, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà sẽ trả lời chất vấn về trật tự xây dựng.

Một số công trình xây dựng (chủ yếu ở công trình có quy mô nhỏ, các công trình sử dụng vốn ngoài ngân sách do tư nhân quản lý) chưa tuân thủ đầy đủ việc kiểm soát chất lượng theo quy định.

Một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng như: Không thực hiện báo cáo thông tin khi khởi công công trình và khi hoàn thành thi công công trình; đưa công trình vào sử dụng khi chưa được chấp thuận về PCCC, môi trường và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng, gây khó khăn trong việc giải quyết hậu quả làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dâ , gây bức xúc trong dư luận.

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng vẫn xảy ra ở một số địa phương. Việc xử lý, khắc phục các sai phạm sau kết luận thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với một số vụ việc được dư luận quan tâm chưa kịp thời, dứt điểm.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho biết sẽ chất vấn "tư lệnh" ngành xây dựng về có hay không "cơ chế xin cho", "lợi ích nhóm" trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

Các công trình xây vượt tầng, sai phép xây dựng băm nát quy hoạch đô thị hay tình trạng phạt cho tồn tại các công trình vi phạm trật tự xây dựng... cũng được các đại biểu quan tâm, dư luận bức xúc.

Bộ trưởng Xây dựng cũng phải trả lời về quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), biệt thự du lịch (resort villa).

Condotel, officetel được xem là các loại hình bất động sản "những con lai". Những năm gần đây doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình này. Tuy nhiên, cho đến nay, khung pháp lý cho condotel, officetel, resort villa vẫn chưa có. Do đó, vấn đề pháp lý cho các loại hình này rất được các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Việc xây dựng tràn lan dự án này đang gây áp lực lên hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục tại địa phương mà vượt ngoài tầm kiểm soát. Sự "bùng nổ" quá nhanh của loại hình đầu từ này tại Việt Nam đang đặt các nhà làm chính sách vào "sự đã rồi", phải lo xây dựng khung pháp lý để "giải cứu" tình thế condotel đã được bán tràn lan và khai thác từ lâu.

Mới đây, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 11 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, trong đó yêu cầu hoàn thành pháp lý cho condotel, officetel, resort villa trong quý III/2019.

Khung pháp lý về quản lý condotel vẫn chưa được ban hành.

Dư luận cho rằng một số ban, ngành và địa phương đang cố tình "lái" vấn đề đi lệch bản chất của căn hộ dịch vụ nhằm tạo ra lợi ích cho một nhóm chủ đầu tư. Đất xây dựng condotel, officetel, resort villa là đất dịch vụ, thương mại nên không thể biến nó thành đất ở để bán giá cao.    

Ngoài ra, ông Phạm Hồng Hà cũng đối diện với chất vấn việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô TP. Hà Nội. Phương án được đề xuất là bố trí các cơ quan tại hai khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì; trong đó 20 ha tại Tây Hồ Tây bố trí 6 bộ, ngành; khu vực Mễ Trì Hạ diện tích 55 ha sẽ bố trí 7 cơ quan.

Dự kiến, việc chuyển đổi 13 cơ quan cần 17.000 tỷ đồng; trong đó vốn chuyển đổi cơ sở cũ 12.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng. Hiện, dư luận quan tâm việc phương án tài chính huy động từ khai thác quỹ đất cũ của các trụ sở bộ, ngành tại nội đô cao nhất cũng chỉ gần 7.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Việc tổ chức thực hiện di dời trụ sở các bộ, ngành cần đánh giá cụ thể về lộ trình để đảm bảo tính khả thi khi triển khai cũng làm vấn đề đại biểu Quốc hội muốn chất vấn vì nhiều bộ, ngành có tư tưởng "ngại" xa khu vực trung tâm, "câu giờ" để chưa phải di dời.

Theo Nhà đầu tư

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến