Tối 13/10, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết do nguồn cung không đảm bảo, tới nay đã giữa tháng 10 nhưng Việt Nam mới chỉ đạt 20% lượng vaccine phòng bệnh Covid-19 so với kế hoạch.
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân lớn nhất đến từ hành lang pháp luật liên qua việc mua, bán và nhập khẩu vaccine.
"Chúng ta phải chấp nhận hầu hết điều kiện được nhà cung ứng vaccine đưa ra như thỏa thuận bồi hoàn, miễn trừ về mặt trách nhiệm, bảo mật thông tin, rủi ro liên quan giao hàng không đúng thời hạn", ông Long giải thích.
Một khó khăn khác của Việt Nam khi tiếp cận nguồn vaccine Covid-19 là sự khan hiếm trên toàn cầu. Hiện ngay cả Cơ chế COVAX cũng chưa đạt được kế hoạch cung ứng vaccine cho các nước.
Người lao động ở TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19 tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm hồi tháng 6. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bộ trưởng cho biết thêm: "Các nước thay đổi chính sách trong tiêm chủng vaccine như mở rộng đối tượng, tăng cường mũi 3... và có sự điều chỉnh trong chính sách cung ứng. Từ đó, chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo".
Trước những vấn đề này, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo để tăng tốc trong việc tìm kiếm nguồn cung vaccine Covid-19 cho Việt Nam.
Liên quan tốc độ tiêm chủng, ông Long cho hay Việt Nam đã tổ chức chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất trong lịch sử tại hơn 12.000 điểm. Trong đó có cả điểm tiêm cố định và lưu động.
"Bộ Y tế đã liên tục tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị trực tuyến, kiểm tra giám sát các địa phương triển khai tiêm theo nguyên tắc đẩy nhanh bao phủ mũi một và vaccine nào về thì tiêm ngay, sau đó trả bù mũi 2 cho người đã tiêm mũi một đến thời hạn", Bộ trưởng nói.
Nhờ đó, tốc độ tiêm của Việt Nam hiện ở mức cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Số lượng mũi tiêm trong một số ngày cũng vượt trên một triệu liều/ngày.
Bộ trưởng Y tế khẳng định tốc độ tiêm vaccine sẽ quyết định việc mở cửa nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Do đó, Bộ Y tế đã liên tục khuyến cáo các địa phương phải tăng tốc tiêm chủng. Với địa phương tiêm chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển đến nơi có tốc độ tiêm đảm bảo yêu cầu.
Thời gian qua, dưới nỗ lực của chiến lược vaccine, trong đó có chiến lược ngoại giao vaccine, Việt Nam đã tiếp nhận được khoảng hơn 80 triệu liều vaccine Covid-19.
Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, trong ngày 12/10, 1.039.374 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 56.330.750, trong đó, số lượng mũi một là 39.837.150 liều, tiêm mũi 2 là 16.493.600 liều.
Tác giả: Quốc Toàn - An Nhiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy