Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) (Ảnh: reuters)
Theo kết quả khảo sát mới đây của Yonhap Infomax, đơn vị thông tin tài chính của hãng thông tấn Yonhap, tất cả 17 nhà phân tích được thăm dò ý kiến đều dự đoán BoK sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo, dự kiến diễn ra vào 16/7, trong khi 16 chuyên gia trong số này cho rằng BoK sẽ “đóng băng” lãi suất cho đến tháng 3/2021.
BoK đã thực hiện hai đợt hạ lãi suất, bao gồm một lần giảm lãi suất khẩn cấp đầu tiên trong hơn một thập kỷ, khiến lãi suất cơ bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,5% trong tháng Năm.
Động thái táo bạo và hiếm thấy của BoK đã được thúc đẩy bởi các điều kiện kinh tế trong và ngoài nước đang ngày càng tồi tệ hơn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Nhà phân tích Baek Yoon-min của Kyobo Securities nhận xét, BoK sẽ duy trì lập trường nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh các yếu tố kinh tế suy yếu.
Tuy nhiên, do lãi suất cơ bản đang ở mức thấp, BoK có thể sẽ tập trung vào các công cụ khác để hỗ trợ nền kinh tế, chẳng hạn như mua trái phiếu nhà nước, thay cho việc chỉ áp dụng chính sách tiền tệ thông thường, như cắt giảm lãi suất.
Trong ước tính tăng trưởng mới nhất được công bố vào cuối tháng Năm, BoK dự đoán kinh tế Hàn Quốc năm 2020 sẽ giảm 0,2% so với năm ngoái, đánh dấu năm tăng trưởng âm đầu tiên kể từ năm 1998 và là lần thứ ba trong lịch sử nước này.
Dự báo này dựa trên giả định các điều kiện kinh tế toàn cầu sẽ không trầm trọng hơn sau làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, song triển vọng này là không chắc chắn.
Tại Mỹ, số ca nhiễm mới vẫn đang ghi nhận các mức cao kỷ lục mới, với hơn 60.000 ca mỗi ngày, với tổng số người nhiễm COVID-19 là hơn 3,2 triệu. Trên toàn cầu, tổng số trường hợp nhiễm bệnh dịch này đã vượt ngưỡng 12 triệu ca.
Trong kịch bản mà các điều kiện kinh tế và thương mại toàn cầu trở nên tồi tệ hơn, BoK ước tính kinh tế Hàn Quốc sẽ thu hẹp tới 1,8% trong năm nay. Nhưng vấn đề là ngân hàng trung ương có thể đã sử dụng gần hết các biện pháp chính sách truyền thống và hiện có để hỗ trợ nền kinh tế.
Lãi suất của Hàn Quốc vẫn cao hơn so với các nền kinh tế lớn nhưng nếu BoK tiếp tục hạ lãi suất, điều đó có thể gây ra một làn sóng tháo chạy vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra các vấn đề khác nghiêm trọng hơn, ví dụ như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
Một thành viên ban điều hành BoK đã đề cập đến khả năng này. Biên bản cuộc họp tháng Năm của BoK cho hay hiện giờ có thể là thời điểm để thảo luận về việc đưa ra các biện pháp chính sách phi truyền thống, như nới lỏng định lượng. BOK cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những cách thức mới, độc đáo để hỗ trợ nền kinh tế.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy