CTCP BOT Cầu Thái Hà công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần vỏn vẹn hơn 7 tỷ đồng, cũng gần gấp đôi mức 4 tỷ của cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, công ty tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 17 tỷ của cùng kỳ dù giá vốn vẫn không đổi. Chi phí lãi vay tiếp tục là gánh nặng của BOT khi chiếm gần 27 tỷ đồng.
Do đó, sau cùng BOT lỗ ròng gần 41 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 43,5 tỷ của cùng kỳ. Chính khoản lỗ này nâng lỗ lũy kế của BOT lên con số 210 tỷ đồng.
Từ ngày đầu tiên cổ phiếu lên sàn, và cũng đồng thời là kể từ khi chính thức triển khai thu phí Dự án cầu Thái Hà đến nay, BOT chưa hề có lãi.
Tại thời điểm 31/3, BOT vay ngắn hạn gần 54 tỷ đồng nhưng dài hạn tới hơn 1.018 tỷ đồng, chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn (1.383 tỷ đồng). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 1,7 tỷ đồng.
BOT là chủ đầu tư dự án cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Công ty chính thức thực hiện thu phí sử dụng đường bộ tại Dự án kể từ ngày 10/2/2019; 4 ngày sau đó cũng là ngày đầu tiên cổ phiếu BOT được giao dịch tại sàn UPCoM và từ đó đến nay, BOT chưa hề có lãi.
Được biết, BOT Cầu Thái Hà dự kiến thua lỗ trong 4 năm đầu hoạt động do ảnh hưởng của khấu hao và chi phí lãi vay. Năm 2019, BOT Cầu Thái Hà lỗ gần 170 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh còn thua lỗ nhưng cổ phiếu BOT vẫn đang duy trì ở mức giá rất cao. BOT Cầu Thái Hà đưa cổ phiếu lên sàn với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngay sau đó cổ phiếu này đã tạo nên "cơn sốt" khi tăng một mạch gần gấp 6 lần giá chào sàn.
Sau đó BOT giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì mức cao. Thậm chí từ đầu năm 2020 đến nay, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều mã cổ phiếu trên các sàn giảm sâu thì BOT vẫn duy trì mức cao, hiện giao dịch quanh mức 54.300 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến cổ phiếu BOT trong 6 tháng vừa qua. (Nguồn: Cafef)
Mới đây, BOT Cầu Thái Hà đã "cầu cứu" Bộ GTVT cho phép bổ sung trạm thu phí trên phạm vi dự án để thu phí các phương tiện sử dụng Dự án BOT cầu Thái Hà đi qua cầu Hưng Hà. Lý do là hiện các phương tiện đi qua cầu Hưng Hà đang sử dụng 1,6 km đường của Dự án mà không trả phí dịch vụ.
Theo BOT, thời điểm Dự án cầu Thái Hà chính thức thu phí cũng là lúc cầu Hưng Hà thông xe. Hai dự án đều có ý nghĩa kết nối giống nhau và chỉ cách khoảng 20 km. Tuy nhiên, cầu Hưng Hà là dự án vốn ODA nên không thu phí, do đó, hầu hết các xe tải, container đều tránh tuyến đường thu phí và dẫn đến tính trạng ảm đạm đối với việc làm ăn tại cầu Thái Hà.
Công ty cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét hỗ trợ bằng nguồn vốn nhà nước với phần doanh thu bị hụt so với phương án tài chính của hợp đồng và các khoản chi phí phát sinh do Dự án BOT cầu Thái Hà không đảm bảo doanh thu thu phí theo phương án tài chính như: chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bảo trì, chi phí vận hành...
Đề xuất cuối cùng mà công ty đưa ra là việc xin các ngân hàng tài trợ vốn điều chỉnh kế hoạch thu gốc, lãi doanh thu thu phí sau khi trừ các chi phí hợp lý nhằm giảm bớt khó khăn cho nhà đầu tư.
Thảo Nhi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy