Tại kế hoạch này, EVN cho biết, trong giai đoạn 2010 – 2021, cả nước tiết kiệm được 37,1 tỷ kWh điện, tương ứng với 66.781 tỷ đồng tiền điện (tạm tính giá điện bình quân bằng 1.800đ/kWh). Kết quả tiết kiệm điện năm sau cao hơn năm trước, mức tiết kiệm bình quân/năm tương ứng 2% điện thương phẩm.
Bên cạnh đó, hệ số đàn hồi điện (tăng trưởng GDP/tăng trưởng điện) đã giảm từ 2 lần (năm 2010) xuống còn 1,49 lần (năm 2021), điều đó khẳng định sử dụng điện có xu thế tiết kiệm và hiệu quả hơn qua các năm.
Kế hoạch trong giai đoạn 2022-2025 được EVN đặt ra là sẽ tiếp tục thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung và sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nói riêng, các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương.
Dự thảo chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2022-2025 đặt ra mục tiêu: giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện xuống dưới 6%; điện tử hóa các tài liệu tuyên truyền, triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện sâu rộng trên phạm vi cả nước, thường xuyên, liên tục, trên các kênh truyền thông truyền thống và mạng xã hội; giảm công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình DSM và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500MW vào năm 2025.
EVN mới trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện xuống 6% (Ảnh: Phạm Tùng).
Theo EVN, để thực hiện các mục tiêu này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó các cơ sở sử dụng năng lượng có điện năng tiêu thụ ≥1 triệu kWh/năm phải tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm.
Cơ quan này cũng đề nghị Bộ Công Thương cần sớm rà soát kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (năm 2010) theo hướng chuyển từ cơ chế “tự nguyện” sang “bắt buộc”.
Đồng thời, bổ sung hoạt động mô hình kinh doanh ESCO, quy định rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý năng lượng.
Song song đó, cần có các cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường cung cấp các dịch vụ tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO; cơ chế tài chính để hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm và thiết bị có hiệu suất cao; cơ chế tài chính cho EVN thực hiện các nội dung, chương trình về thúc đẩy thực hiện tiết kiệm điện và tuyên truyền tiết kiệm điện; cơ chế khuyến khích khách hàng tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR);
Nghiên cứu ban hành cơ chế khuyến kích phát triển các nguồn năng lượng phân tán, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, ưu tiên tự dùng để phát huy tiềm năng thiên nhiên; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn năng lượng xanh, sạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường....
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy