Nam ca sĩ viết: “Anh Thắng ạ, biết giờ này anh đang rất buồn, các cầu thủ và người hâm mộ cũng thế. Em đã từng chia sẻ với báo chí rằng, tất cả chúng ta, không ai muốn thắng trận hơn anh cả, vì sự nghiệp của anh ở đó, danh dự của anh ở đó. Thua trận, khán giả buồn một thì anh buồn mười.
Tất nhiên, người ta sẽ lao vào xâu xé anh, chê cười anh và ai cũng sẽ cho rằng, họ là HLV giỏi hơn anh. Bóng đá ở xứ mình nó vẫn nghiệt ngã vậy.
Nhưng với em, em vẫn cho rằng, anh đã làm tốt công việc của mình, nhưng cuộc đời mà, bóng đá mà... đôi khi chỉ một tình huống, một sai lầm là người ta rũ sạch tất cả.
Người ta nhanh quên lắm, người ta chẳng đã từng hắt hủi từ Weigang, tới Riedl, tới một loạt đàn anh của anh, Miura hay thậm chí cả Calisto sau khi đã tâng họ lên tận mây xanh đó sao. Chúng ta có gần 100 triệu HLV cơ mà, nên anh cũng đừng buồn nữa.
Ca sĩ Hoàng Bách.
Chia tay nhau với một trận thua, một giải đấu thất bại, chẳng ai muốn, anh không muốn, cầu thủ không muốn và khán giả cũng thế.
Nhưng trong nỗi buồn chung này, lại xin cảm ơn anh với một bài học mới cho cuộc đời.
Một con người với đầy đủ vinh, nhục, bản lĩnh khi vinh quang hay cả khi thất bại, thậm chí ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất của đời người, anh cũng luôn vững vàng, điềm tĩnh.
Và quan trọng nhất, anh là người hiếm hoi ở cái xứ này dám đứng ra nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình và dám từ chức.
Cái chức vụ mà bổng lộc thì ít mà chông gai thì nhiều. Cái chức vụ mà khi thành công chẳng mấy ai nhắc đến, mà thua cuộc thì bão tố đổ lên đầu. Cái chức vụ mà anh có thất bại cách mấy thì cũng chẳng hại chết ai cả.
Điều em mong mỏi nhất, không phải là ai sẽ làm HLV tiếp theo cho Đội tuyển quốc gia, vì em biết, dù đó là ai, Mourinho hay Ancelotti thì cũng thế thôi, kết cục cũng như anh mà thôi.
Nhưng thôi, em lại mơ mộng rồi. Lương tâm của chúng đã gãy hết răng rồi anh Thắng ạ! Chúc anh khoẻ, bình tâm và thành công. Cảm ơn anh, một người đàng hoàng và có danh dự”.
Nam ca sĩ Hoàng Bách cũng nhấn mạnh rằng, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi: "Thay HLV hay lứa cầu thủ nào tiếp theo không phải là điều tiên quyết để bóng đá Việt Nam có thể cất cánh. Mô hình tốt nhất, theo tôi là một tỷ phú đứng ra làm chủ tịch Liên đoàn Bóng đá, có thực mới vực được đạo, người có tiền mới dám quyết, dám nói, dám làm.
Tiếp theo là giảm lệ thuộc vào nhà nước vì Liên đoàn Bóng đá thực chất phải là một tổ chức độc lập với chính phủ. FIFA đã quy định rất rõ điều này. Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá phải là người của bóng đá, hiểu, yêu và có uy tín trong giới bóng đá.
Trưởng đoàn trong các giải đấu nên là nữ, càng đẹp càng tốt (như kiểu Hà Anh, Phạm Hương...), có hình ảnh cá nhân, quan hệ cá nhân cũng như hiểu biết về truyền thông để chủ động về hình ảnh và đối phó với khủng hoảng truyền thông. Phát triển bóng đá học đường. Tổ chức lại VLeague, bóng đá cấp CLB mà không hấp dẫn, không trung thực thì không có khán giả, không tự nuôi được mình thì mãi mãi không thể phát triển".
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy