Tin liên quan
Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi Phòng thương mại của Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, nó chỉ ra rằng “41% các công ty Châu Âu đang đánh giá lại hoạt động của họ tại Trung Quốc và có kế hoạch cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm nhân viên.”
Cơ quan này cũng đã nói trong kết quả khảo sát “Bắc Kinh đã thất bại trong việc chào đón các tập đoàn đầu tư nước ngoài, thị trường cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối tác nước ngoài khiến chủ nghĩa tiêu cực trong các công ty Châu Âu tăng cao.”
Mặc dù bản báo cáo cũng chỉ ra rằng có một phần đáng kể các công ty Châu Âu vẫn có kế hoạch phát triển kinh doanh tại Trung Quốc, chiếm tới 47% số doanh nghiệp được khảo sát. Nhưng con số này đã giảm 39% so với năm 2013, khi có tới 86% các công ty có ý định phát triển kinh doanh tại đây.
Rào cản tiếp cận thị trường
Việc giao thương giữa Châu Âu và Trung Quốc đều quan trọng cho cả hai phía. Trung Quốc là đối tác làm ăn lớn thứ hai của Châu Âu sau Mỹ, và Châu Âu là đối tác lớn nhất của Trung Quốc. Hàng ngày, giá trị hàng hóa được giao thương giữa hai nền kinh tế này lên tới 1 tỷ Euro, theo như Phòng Thương mại châu Âu. Nhưng họ cũng cho biết thêm rằng “rào cản kinh tế vẫn còn tồn tại” tại Trung Quốc là một trở ngại cho các doanh nghiệp.
Thật vậy, Châu Âu cũng đã nói trong cuộc khảo sát vừa công bố vào ngày 7/6 rằng “Một phần lớn các doanh nghiệp Châu Âu sẽ tăng các khoản đầu tư của họ vào Trung Quốc nếu các rào cản tiếp cận thị trường này bị dỡ bỏ.” Cuộc khảo sát này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew bày tỏ quan ngại về vấn đề tương tự và sự thất vọng về sự bảo hộ quá mức của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp trong nước chống lại doanh nghiệp nước ngoài.
“Sự lo lắng về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đã tăng cao trong vài năm nay, với việc các doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với một môi trường pháp lý rất phức tạp đến mức họ phải tự đặt câu hỏi rằng liệu họ có được chào đón tại Trung Quốc hay không”, Lew nói.
Mở cửa hay đóng cửa đối với các doanh nghiệp
Các lãnh đạo Trung Quốc cũng đã trấn an các doanh nghiệp Châu Âu bằng chuyến công du của chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ vào tháng Chín năm ngoái, Tại đây, ông đã phát biểu rằng các doanh nghiệp nước ngoài luôn được chào đón tại Trung Quốc và ông phủ nhận các lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm dần trong các năm qua.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tại Châu Âu vẫn không bị thuyết phục, trong cuộc khảo sát vừa qua, 56% số doanh nghiệp cho biết hoạt động kinh tế tại Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn, tăng 5% so với năm 2015. 70% các doanh nghiệp cho biết họ cảm thấy không được chào đón tại Trung Quốc như 10 năm trước đây.
Sự thiếu tự tin của các doanh nghiệp đã tác động trực tiếp tới việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, với việc số công ty muốn đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển tại đây giảm từ 85% vào năm 2015 xuống còn 72%. Điều này cho thấy các hành động của Trung Quốc để thu hút quan tâm của các công ty nước ngoài rõ ràng không có hiệu quả.
Minh Tân (Theo CNBC)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy