Chưa kể, nhiều định chế tài chính tầm cỡ khác chen chân vào thị trường. Cùng nhìn lại trong năm 2018, các CTCK này đã đạt được những gì?
Dòng vốn ngoại thay đổi cục diện
Năm 2018 là một năm đáng chú ý đối với dòng vốn ngoại trong nhóm công ty chứng khoán (CTCK) khi mà hàng loạt công ty thực hiện tăng vốn với quy mô lớn. Năm 2018, thị trường đón nhận thêm dòng vốn mới từ hai định chế tài chính lớn là Tập đoàn Tài chính KB (KBFG) của Hàn Quốc, thông qua việc mua lại CTCK Maritime (MSI), đổi tên Công ty thành CTCK KB Việt Nam (KBSV) và CTCK Yuanta đến từ Đài Loan thông qua việc mua lại CTCK Đệ Nhất (FSC), đổi tên thành Yuanta Việt Nam (Yuanta VN).
Sau khi vào thị trường, KBSV nâng vốn điều lệ lên mức 1,675 tỷ đồng và Yuanta VN đã nhanh chóng “vũ trang” bằng việc tăng vốn lên trên mức 1,000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, những công ty ngoại hoạt động ở Việt Nam lâu năm như CTCK KIS Việt Nam, CTCK Maybank Kim Eng (MBKE), CTCK Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset) cũng đồng loạt tăng vốn. Trong đó, Mirae Asset mạnh tay tăng vốn lên tới 4,300 tỷ đồng, gấp đôi so với trước đó.
Dòng “tiền tươi” này nhanh chóng thể hiện rõ kết quả, năm 2018, các CTCK ngoại này đồng loạt báo kết quả tăng trưởng không chỉ về doanh thu mà cả lợi nhuận.
Doanh thu 5 CTCK vốn ngoại thu về năm 2018 đạt hơn 1,556 tỷ đồng, tăng hơn 83% so với năm 2017. Tổng lãi ròng của nhóm này cũng đạt gần 381 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm trước.
Một trường hợp điển hình cho việc “thay da đổi thịt” sau cuộc “thay máu” là KBSV, doanh thu và lợi nhuận của Công ty bật tăng trở lại sau giai đoạn 2014 - 2017 liên tục đi xuống. Năm 2018, Công ty báo doanh thu hoạt động và lãi ròng lần lượt là 270 tỷ đồng và hơn 39 tỷ đồng, gấp khoảng 2 lần so với năm trước.
Các công ty khác như KIS, MBKE, Mirae Asset cũng ghi nhận kết quả tăng trưởng mạnh. Duy chỉ có, Yuanta VN vẫn chưa cho thấy kết quả tăng trưởng lợi nhuận dù doanh thu tăng mạnh.
Đi vào cận cảnh, các mảng hoạt động chính của nhóm này đều tăng trưởng tốt: Môi giới và đặc biệt là cho vay margin. Cụ thể, doanh thu môi giới của 5 CTCK kể trên đạt gần 463 tỷ đồng, tăng 64% so với năm trước; doanh thu từ cho vay margin đạt khoảng 623 tỷ đồng, tăng 124% so với năm trước. Tới cuối năm 2018, dư nợ cho vay margin của toàn nhóm này đạt mức hơn 9,275 tỷ đồng, gấp hơn hai lần đầu năm.
Dù muốn hay không, với những số liệu kể trên, vẫn phải thừa nhận rằng, dòng vốn ngoại trong khối CTCK ngoại đang khiến nhóm này đi lên và ngày càng đáng gờm.
CTCK ngoại nói gì khi nhìn lại năm 2018?
Nhìn lại năm cũ, ông Kang Moon Kyung - Tổng Giám đốc của CTCK Mirae Asset Việt Nam đánh giá, năm 2018 được coi là năm mở ra triển vọng phát triển trong tương lai của Mirae Asset Việt Nam trong kế hoạch hoạt động 5 - 10 năm mới. Với chuỗi hành động nhằm mở rộng và phát triển như tăng vốn, mở rộng mạng lưới, tham gia và cung cấp dịch vụ phái sinh, hoạt động được Mirae Asset đánh giá điểm sáng là chương trình đưa khách hàng sang Hàn Quốc tham quan cũng như dự hội thảo về tiềm năng thị trường CK Việt Nam tại trụ sở chính Tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 11/2018. “Điều này chứng tỏ chúng tôi luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, mục tiêu hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ quan hệ khách hàng”, ông Kang nói.
Tại KBSV, nhìn lại KQKD năm 2018, bên cạnh những thành tựu đạt được về KQKD nói chung của toàn công ty với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt trên 90%, ông Nguyễn Đức Hoàn – Tổng Giám đốc của KBSV tỏ rõ sự tự hào khi chứng kiến Công ty đã có nhiều tiến bộ về thị phần môi giới, quy mô vốn chủ sở hữu, số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhân sự. Cùng với đó, chất lượng các dịch vụ cung cấp tới khách hàng cũng từng bước được nâng cao và được thị trường đón nhận tích cực.
Điểm sáng trong năm 2018 của công ty đến từ sự thành công ngoài mong đợi của các gói margin ưu đãi KBSV Dream với lãi suất chỉ ở mức 8.3%-8.5%, kết hợp với nỗ lực của đội ngũ môi giới, tư vấn đã giúp công ty làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Mặc dù vậy, tương tự như đối với các công ty chứng khoán khác, diễn biến điều chỉnh của thị trường từ giai đoạn quý 2 kéo dài đến cuối năm 2018, cũng đã ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của KBSV. Tuy nhiên, ông Hoàn cho rằng những nhịp điều chỉnh như vậy thực ra là cần thiết, giúp TTCK Việt Nam không bị rơi vào trạng thái tăng trưởng quá nóng, qua đó giúp thị trường nói chung, cũng như KBSV nói riêng phát triển ổn định hơn trong dài hạn.
Theo FILI
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy