Nguồn ảnh: CNBC
Các ngân hàng Trung Quốc được yêu cầu thực hiện dịch vụ quốc gia
Theo CNBC, các ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã phải hứng chịu sự sụt giảm lợi nhuận tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ do một loạt các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc đang trở nên tồi tệ.
Báo cáo lợi nhuận của 5 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong ít nhất một thập kỷ, khi họ phải gồng mình để gia tăng thêm các khoản cho vay.
5 ngân hàng lớn của Trung Quốc đều công bố lợi nhuận giảm ít nhất 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2020. Giống như nhiều ngân hàng trên thế giới, các ngân hàng này buộc phải trích lập thêm quỹ cho các khoản vay có khả năng thua lỗ trong những tháng tới.
Nhà phân tích nghiên cứu tại CreditSights Jason Tan nói rằng: “Các ngân hàng đã được yêu cầu thực hiện dịch vụ quốc gia”. Các nhà phân tích của Citigroup do Judy Zhang dẫn đầu cho rằng: “Dưới áp lực chính trị gia tăng, các ngân hàng Trung Quốc không chỉ phải cắt giảm thêm lợi suất cho vay để trợ cấp cho nền kinh tế thực, mà còn cần đẩy nhanh việc trích lập dự phòng theo chu kỳ và áp dụng các giả định nợ xấu thận trọng hơn trong việc trích lập các khoản dự phòng” . Theo đó, khả năng tăng trưởng thu nhập âm sẽ vượt qua hiệu suất cổ phiếu ngắn hạn của các ngân hàng Trung Quốc.
Thu nhập của 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc: Nhìn chung, các ngân hàng báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm giảm 9,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (Nguồn ảnh: CNBC)
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc trị giá 45 nghìn tỉ USD của Trung Quốc được đặt ở tuyến đầu trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt đòn kinh tế đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã yêu cầu các tổ chức tài chính này hy sinh 1,5 nghìn tỉ nhân dân tệ (219 tỉ USD) lợi nhuận trong năm nay để giúp các công ty bằng cách giảm lãi suất cho vay và hoãn trả các khoản vay.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dự kiến chỉ tăng 1% trong năm nay bởi các biện pháp ngăn ngừa đại dịch. Đó sẽ là mức tăng trưởng yếu nhất của Trung Quốc trong ít nhất 40 năm.
Tổng cộng, hơn 1.000 ngân hàng thương mại của quốc gia này đã công bố lợi nhuận quý II giảm 24%, với các khoản nợ xấu đạt kỷ lục 2,7 nghìn tỷ nhân dân tệ. Citigroup vào tháng trước đã cắt giảm dự báo thu nhập từ năm 2020 đến 2022 của các ngân hàng lớn của Trung Quốc hơn 10 điểm phần trăm và dự kiến họ sẽ bị giảm 13% lợi nhuận trong năm nay.
Nhà phân tích nghiên cứu tại CreditSights Jason Tan nói rằng: Trung Quốc - quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi virus Corona lây lan nhanh đã có một số dấu hiệu phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, tác động của suy thoái kinh tế đối với các ngân hàng vẫn chưa thể hiện đầy đủ.
Vì vậy, những điều này có thể sẽ xảy ra trong nửa cuối năm 2020, nếu không phải là nửa đầu năm 2021 khi lệnh cấm thi hành vào tháng 3 năm tới.
Các ngân hàng quy mô trung bình hoạt động tốt hơn
Phân tích của Morgan Stanley về các báo cáo thu nhập mới nhất của các ngân hàng Trung Quốc cho thấy: Các ngân hàng cho vay quy mô trung bình hoạt động tốt hơn so với các ngân hàng khác về lợi nhuận hoạt động trước khi tính đến các khoản dự phòng cho nợ xấu trong tương lai.
Dự báo tỉ lệ nợ xấu của Trung Quốc tăng: Fitch Bohua dự báo tỉ lệ NPL tăng theo các kịch bản tăng trưởng khác nhau vào năm 2020 (Nguồn ảnh: Fitch Bohua)
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho rằng: Lợi nhuận hoạt động trước khi trích lập dự phòng của hầu hết các ngân hàng quy mô trung bình của Trung Quốc tăng từ 8% đến 27% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này tốt hơn so với 7 ngân hàng lớn nhất, dao động giữa mức giảm 2% và tăng trưởng 6%.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Jefferies lại cho rằng: Các ngân hàng Trung Quốc có khả năng cao sẽ cắt giảm cổ tức trong năm nay sau khi trích lập thêm các khoản dự phòng. Với khả năng thu nhập của các ngân hàng sẽ phục hồi sau khi chạm đáy vào nửa cuối năm nay, cổ tức có thể trở lại vào năm 2021.
Cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc giảm trong năm 2020. Theo dữ liệu của Refinitiv, chỉ số FTSE China A 600 - theo dõi các ngân hàng vốn hóa lớn và trung bình niêm yết trên các sàn giao dịch của Trung Quốc - giảm khoảng 8,9% trong năm nay. Ngược lại, chỉ số FTSE China A 600 rộng hơn đã tăng 17,9% trong cùng thời kỳ.
Tác giả: Nhuận Bảo
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy