Ngành ngân hàng tại Mỹ đang trải qua nhiều biến cố sau khi SVB phá sản. Ảnh: Bloomberg.
Theo CNN, việc SVB phá sản vào tuần trước đã khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an khi các vấn đề lớn trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu phát sinh rõ hơn.
Cụ thể, sự sụp đổ của SVB một phần đến từ lô trái phiếu ngày càng mất giá mà ngân hàng này đã mua trong thời điểm bùng nổ. Đây là giai đoạn mà đơn vị này nhận về rất nhiều tiền gửi của khách hàng và họ cần một nơi để cất giữ.
Tuy nhiên, SVB không phải là ngân hàng duy nhất gặp phải vấn đề này. Theo Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), các ngân hàng tại xứ cờ hoa đang chịu khoản lỗ chưa thực hiện lên tới 620 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Khi lãi suất gần bằng 0, các ngân hàng Mỹ đã gom rất nhiều trái phiếu. Giờ đây, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, giá trị của những trái phiếu đó cũng suy giảm.
Trong bối cảnh hiện tại, trái phiếu mới phát hành sẽ mang lại lãi suất cao hơn cho các nhà đầu tư. Điều này làm cho trái phiếu cũ có lãi suất thấp trở nên thiếu hấp dẫn và kém giá trị hơn. Kết quả là hầu hết ngân hàng đều có một số khoản lỗ chưa thực hiện.
"Môi trường lãi suất hiện tại đã có những tác động lớn tới cơ hội sinh lời, tính chất rủi ro trong chiến lược đầu tư và khả năng huy động vốn của các ngân hàng”, ông Martin Gruenberg, Chủ tịch FDIC, nhận định.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các khoản lỗ chưa thực hiện có thể làm các ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản bất ngờ ở tương lai.
Nói cách khác, các ngân hàng có thể không sở hữu đủ tiền mặt khi cần thiết vì những khoản đầu tư chứng khoán của họ có giá trị thấp hơn kỳ vọng.
"Nhiều tổ chức, từ ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại cho đến các quỹ, đang có những tài sản mà giá trị thấp hơn nhiều so với những gì được viết trong báo cáo tài chính. Quy mô của vấn đề này đang ngày càng đáng lo ngại”, ông Jens Hagendorff, giáo sư tài chính tại King's College, chia sẻ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mọi người không nên quá lo lắng. Ông Gruenberg cho biết hầu hết ngân hàng lớn của Mỹ đều có tình hình tài chính tốt. Các đơn vị này sẽ không rơi vào tình trạng buộc phải bán lỗ trái phiếu.
Cổ phiếu của những ngân hàng lớn cũng đã ổn định hơn sau khi lao dốc vào ngày 9/3, thời điểm tồi tệ nhất trong gần ba năm đối với các nhà băng tại Mỹ.
Tác giả: Thanh Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy