Với sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, dư nợ tín dụng chỉ tăng khá khiêm tốn là 10% trong năm 2018, trong đó tốc độ tăng trưởng các khoản vay mới giảm 14%. Có được kết quả này là do các cơ quan chức năng đã siết chặt kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng ngầm để chuyển hoạt động cho vay sang hệ thống ngân hàng chính thức. Bằng chứng là hệ thống ngân hàng chính thức đã ghi nhận mức tăng 13% về các khoản vay mới vào năm ngoái.
Ảnh minh họa
Thế nhưng để mở đường cho sự gia tăng đó trong bối cảnh tiền gửi mới giảm 1% trong năm ngoái, các ngân hàng đã phải bán rất nhiều khoản nợ dưới chuẩn cho các công ty quản lý tài sản (AMC). Theo một báo cáo được thực hiện bởi Jason Bedford - Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tài chính châu Á của UBS Group AG tại Hồng Kông, doanh số bán nợ cho các AMC và các định chế xử lý nợ khác là gần 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Xét điều đó trong bối cảnh Trung Quốc đã bắt đầu năm mới với 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ các khoản nợ xấu và kết thúc năm với 2 nghìn tỷ nhân dân tệ nợ xấu. Nói cách khác, sau khi bán gần như toàn bộ số nợ xấu đã phát sinh trong năm qua, các nhà cho vay vẫn đóng cửa năm với nhiều nợ xấu hơn so với thời điểm bắt đầu.
Điều này có một vài hàm ý. Đầu tiên, các ngân hàng phải dành nhiều thu nhập hơn cho các khoản dự phòng rủi ro cho vay. Trong nửa đầu năm 2018, Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã phân bổ 43% lợi nhuận trước dự phòng rủi ro để tăng quỹ dự trữ. Tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Ltd., tổn thất tương đương 56% lợi nhuận nửa đầu năm, tăng từ mức 41% của một năm trước đó.
Thứ hai, các số liệu ngụ ý rằng Trung Quốc mới bắt đầu chạm tới bề mặt của những khó khăn cho vay xấu. Báo cáo tỷ lệ nợ dưới chuẩn là thấp: Nợ xấu của ICBC chỉ là 1,53% vào cuối tháng 9/2018, giảm từ 1,56% của một năm trước đó. Thế nhưng từ lâu đã có những nghi ngờ về mức độ chính xác của những con số này.
Thứ ba, nguồn vốn cho lĩnh vực tài chính ngày càng bị hạn chế. Các ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc tăng vốn. Các AMC cũng sẽ cần nhiều vốn hơn, như Bedford lưu ý, và vì vậy cuộc đua tăng vốn càng trở nên khó khăn với các nhà cho vay nhỏ và vừa, vốn đang cần nhiều vốn nhất.
Theo đó, các nhà cho vay lớn thuộc sở hữu nhà nước đã bắt đầu triển khai các dịch vụ tái cấp vốn. Vào tháng 1, Bank of China Ltd. đã trở thành ngân hàng đầu tiên bán trái phiếu vĩnh viễn, huy động được 40 tỷ nhân dân tệ. China Citic Bank Corp cũng có kế hoạch bán loại nợ này, vốn được tính vào vốn cấp 1.
Thế nhưng để việc phát hành thành công, có thể sẽ cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC). PBoC tháng trước đã hoán đổi 1,5 tỷ nhân dân tệ giấy tờ có giá kỳ hạn một năm cho trái phiếu vĩnh viễn, lần đầu tiên sử dụng một công cụ mới nhằm tăng sự chấp nhận của thị trường đối với loại chứng khoán này và khuyến khích các nhà cho vay thương mại bán nhiều hơn.
Thế nhưng điều đó không mang lại nhiều niềm tin cho các ngân hàng nước ngoài đang kiểm tra kỹ lưỡng các nhà cho vay nhỏ ở địa phương mà họ đang nhắm tới để thâm nhập thị trường Trung Quốc. Theo các định chế này, Trung Quốc rất cần tiết lộ đầy đủ và minh bạch về quy mô của vấn đề nợ xấu và kế hoạch rõ ràng để giải quyết. Càng trì hoãn lâu, việc giải quyết sẽ càng tốn kém và đau đớn.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy