2022 đạt kết quả tích cực
Kết thúc năm tài chính 2022, kết quả kinh doanh của ngân hàng khả thi, cho dù tăng trưởng tín dụng chậm lại nửa cuối năm do room (hạn ngạch) cho vay hạn chế, chi phí đầu vào tăng.
Đến nay, một số ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 cho thấy bức tranh trái chiều và có sự phân hóa rõ nét về lợi nhuận giữa các nhà băng. Cụ thể, VietinBank vừa công bố con số lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 19.451 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2021.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông đầu năm 2022, ngân hàng này chỉ công bố con số tương đối khi dự kiến lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 tăng 15% và được điều chỉnh theo phê duyệt của cơ quan nhà nước. Như vậy, sau khi hết năm tài chính, VietinBank mới công bố chính thức con số cụ thể cho kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
Vietcombank cũng cho biết, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 tăng 39% so 2021 (khoảng 36.774 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch năm). Trong đó, biên lợi nhuận (NIM) đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với 2021. Trong năm qua, tín dụng của Vietcombank tăng trưởng vượt mốc 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021.
Thu nhập ngoài lãi của nhà băng này trong năm qua cũng tăng 9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022; thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022; thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.393 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 80% kế hoạch năm. Như vậy, Vietcombank tiếp tục giữ ngôi vị quán quân về con số lợi nhuận cao trong ngành.
BIDV cũng cho hay, kết thúc 2022 đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 23.190 tỷ đồng; tổng tài sản ngân hàng đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn huy động trong năm qua đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 21,1% so với đầu năm.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,96 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,65% so với đầu năm, cao hơn mức thực hiện năm 2021 (11,8%), đảm bảo giới hạn NHNN giao (12,7%).
TPBank cũng cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2022 ước đạt 7.828 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 30% so với năm 2021. Mức lợi nhuận này còn đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại để tăng thu nhập từ phí.
Ngoài ra, sự phục hồi tích cực của các khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh cũng góp phần gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn các năm trước.
Tổng tài sản của ngân hàng này ghi nhận tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc gần 329 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ.
Qua đó, có thể thấy một lần nữa dù chịu ảnh hưởng của không ít các yếu tố bất lợi khi chính sách tiền tệ bắt đầu đảo chiều thắt chặt trở lại, ngành ngân hàng năm 2022 vẫn ghi nhận kết quả lợi nhuận tăng trưởng tích cực và nằm trong nhóm tạo lãi tốt nhất trong nền kinh tế hiện nay.
Trong khi, theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 36%, đạt 8.200 tỷ đồng. Như vậy, dù tăng trưởng khá tốt, song ngân hàng này vẫn chưa đạt mức lợi nhuận đề ra trong năm 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh các nhà băng quy mô thì một số ngân hàng nhỏ cũng phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong năm qua khi kết thúc năm tài chính 2022. Hội đồng quản trị VietBank đã thông qua việc giảm kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 từ 1.090 tỷ đồng xuống còn 800 tỷ đồng, tương đương giảm gần 27%.
Trước đó, VietBank đã công bố báo cáo tài chính quý III/2022 với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt 536 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện gần 50% kế hoạch năm. Riêng quý III/2022, lợi nhuận của VietBank là 148 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ.
Với ABBank trong năm 2022 vẫn kiểm soát nợ xấu dưới 2%. Còn về chỉ tiêu kinh doanh, lãnh đạo ngân hàng phải chia sẻ khó khăn cùng khách hàng thông qua giảm lãi suất cho vay, NIM (biên lợi nhuận ròng giảm) nên chỉ tiêu lợi nhuận cũng có phần giảm.
Mức giảm ước tính khoảng 30% trên tổng chỉ tiêu mà ngân hàng xây dựng đầu năm. Bởi lãi suất huy động trung bình đã tăng hơn 1-2%, trong khi lãi suất cho vay trung bình tăng chưa tới 1%. Điều này dẫn đến thu nhập ròng trong hoạt động sẽ giảm.
Trước đó, kết thúc quý III/2022, nguồn thu chính của ABBank tăng trưởng với gần 980 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 28% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do dự phòng rủi ro gấp 3,6 lần cùng kỳ, lên mức 310 tỷ đồng. Kết quả, ABBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III/2022 gần 86 tỷ đồng, giảm 79% so cùng kỳ năm trước.
Thận trọng chỉ tiêu 2023?
Bước sang 2023, thị trường dự báo có khó khăn nhất định khi tín dụng được dự báo tăng thấp hơn và áp lực biên lãi thuần (NIM) thu hẹp nên các nhà băng cũng thận trọng hơn trong xây dựng kế hoạch lợi nhuận.
Chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng quy mô lớn cũng cho hay, kết thúc năm tài chính 2022, lợi nhuận ước vượt khoảng 20% chỉ tiêu đưa ra. Trước đó, đến hết quý III/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của nhà băng này đạt 13.500 tỉ đồng, hoàn thành hơn 90% kế hoạch năm 2022.
Đồng thời, đây cũng là ngân hàng cũng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường, lên trên mức 27%. Tỉ lệ nợ xấu được đảm bảo ở mức 1%. Danh mục tín dụng tập trung chủ yếu vào mảng bán lẻ với tỉ lệ lên đến 94%. Có tới 98% các khoản vay đều có tài sản đảm bảo và tỉ lệ cho vay trên giá trị (LTV) bình quân danh mục liên tục duy trì trên 52%.
Thế nhưng, khi được hỏi về kế hoạch cho năm 2023, vị Chủ tịch ngân hàng trên cũng cho biết, sẽ được tính toán thận trọng trước dự báo tình hình có khó khăn nhất định trong năm nay. Trong đó, tăng trưởng tín dụng khả năng thấp hơn năm rồi chỉ ở mức 12-13% và áp lực chi phí đầu vào tăng theo lãi suất huy động...
Mới đây Ngân hàng Vietcombank đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023. Trong đó, tổng tài sản dự kiến tăng 9% so với năm 2022; huy động vốn thị trường 1 (dân cư và tổ chức kinh tế) tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng; LDR không cao hơn mức thực hiện trong năm 2022; tín dụng dự kiến tăng 12,8% so với năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu Vietcomank dự kiến kiểm soát dưới mức 1,5% trong năm 2023; biên lãi thuần (NIM) khoảng 3,24%; Lợi nhuận trước thuế ngân hàng dự kiến tăng khoảng 12% so với năm 2022. Nếu mục tiêu năm 2023 đạt được thì Vietcombank sẽ tiếp tục nâng kỷ lục mới về lợi nhuận lên trên 40 nghìn tỷ đồng.
Với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của ngân hàng đã hạ nhiệt và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng không còn “nóng” như trước. Cụ thể, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm từ 10% xuống 6-7% như hiện nay tùy từng kỳ hạn.
Xu hướng lạm phát của các ngân hàng trung ương trên thế giới thì hiện đã có phần dịu lại được thể hiện qua các chỉ số thất nghiệp, lạm phát. Điều này cho thấy, áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới có phần giảm bớt.
Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng cho biết, sẽ bắt đầu giảm thắt chặt tiền tệ trong nửa cuối năm sau. Do đó, áp lực tăng lãi suất trong nước cũng sẽ không chịu áp lực nhiều. Nhất là khi tỷ giá tiền đồng đang có phần dịu lại nên NHNN cũng khả năng sẽ không tăng lãi suất để ổn định tỷ giá như thời gian vừa qua, do đó khả năng lãi suất giảm.
Lãnh đạo ABBank cũng cho biết, Ngân hàng đang trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm 2023, với quan điểm của của ngân hàng là trong năm 2023 hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Điều này được thể hiện ở các thị trường mà doanh nghiệp trong nước có thị phần xuất, nhập khẩu, giao dịch thương mại, đầu tư đều đang có sự khó khăn sau áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước, suy thoái kinh tế trên thế giới cũng đã xuất hiện ở một số quốc gia như: khu vực Châu Âu hay ngay cả thị trường Trung Quốc cũng đang chậm lại so với thời kỳ đỉnh cao của tăng trưởng kinh tế khiến đơn hàng mới của doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn hơn.
Mặt khác, với áp lực lãi vay tăng lên trong những tháng cuối năm 2022 và chưa sớm hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2023 sẽ khiến chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng lên khá nhiều so với thời điểm trước. Đấy là khó khăn của doanh nghiệp.
Khó khăn của doanh nghiệp cũng sẽ tác động trực tiếp lên hoạt động của ngân hàng nên đòi hỏi ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc xây dựng kế hoạch năm 2023. Đồng thời, trang bị các công cụ về tín dụng cũng phải chặt chẻ hơn trong việc giám sát rủi ro để kịp thời kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu.
Tại ABBank trong năm 2022 vẫn kiểm soát nợ xấu dưới 2%. Còn về chỉ tiêu kinh doanh, ngân hàng phải chia sẻ khó khăn cùng khách hàng thông qua giảm lãi suất cho vay, NIM (biên lợi nhuận ròng giảm) nên chỉ tiêu lợi nhuận cũng có phần giảm.
Trong năm qua, ABBank cũng phải cắt giảm chi phí nhiều như: chi phí về dự án như chi phí vật chất, mở rộng hoạt động mạng lưới cũng được thu gọn, thay vào đó và đẩy mạnh số hóa, đẩy mạnh chất lượng lao động, thay vì tuyển mới tăng chi phí.
Theo kết quả điều tra mới đây của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra, tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong quý IV/2022 có sự ''cải thiện'' tốt hơn với tỷ lệ % TCTD nhận định ''cải thiện'' (70,9%) cao hơn so với quý trước (63,8%) và kỳ vọng (70,4%).
Lợi nhuận trước thuế được nhận định tiếp tục có tăng trưởng nhưng chưa đạt mức kỳ vọng. Tính chung trong năm 2022, 80% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tổng thể ''cải thiện'' so với năm 2021, 87% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 9,3% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm.
Tuy nhiên, các TCTD tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo cho thời gian tới với 56,4-75,4% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I và cả năm 2023, nhưng mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với năm 2022; 95,3% TCTD kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương trong năm 2023 so với năm 2022, 2,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm và 1,9% dự kiến lợi nhuận không thay đổi.
Tác giả: Thùy Vinh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- cho thuê kho bãi giá tốt
- Văn phòng ảo tiện lợi cho doanh nghiệp
- Pháp lý dự án K Home New City
- Căn hộ Masterise Grand View Quận 2
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- Cách lựa Chọn xi măng xây nhà
- Dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng
- Mua lốp xe nâng 700-12
- Top 1 võ vông https://top1.it.com/
- đồng phục ngân hàng Bản Việt
- sun city hà nam
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy