Nghị sĩ châu Âu Pascal Canfin. Ảnh: tellerreport.com
Liên minh được lập ra vào tháng 4/2020 theo sáng kiến của nghị sĩ châu Âu Pascal Canfin, Chủ tịch Ủy ban Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng của EP. Vào thời điểm đó, liên minh bao gồm 12 Bộ trưởng môi trường, 79 nghị sĩ châu Âu, 37 tổng giám đốc cùng với các hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn môi trường, công đoàn và các nhóm phản biện.
Giờ đây, liên minh có thể tự hào với hơn 50 tổng giám đốc điều hành của thế giới tài chính tham gia. Những nhân vật quan trọng này - đến từ 2 công ty bảo hiểm lớn nhất châu Âu, 3 ngân hàng lớn nhất của Tây Ban Nha và Pháp cũng như các quỹ đầu tư từ 10 quốc gia châu Âu - đã nhận ra tầm quan trọng của việc phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng COVID-19 với quá trình chuyển đổi sinh thái để cứu và thay đổi nền kinh tế châu Âu.
Các bên việc tham gia liên minh cam kết hỗ trợ các kế hoạch chuyển đổi và kích thích kinh tế sau đại dịch, đặt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học tại trung tâm của chính sách kinh tế châu Âu.
Tổng giám đốc BNP Paribas, Jean-Laurent Bonafé, lãnh đạo liên minh gồm 92 lãnh đạo doanh nghiệp Pháp, kêu gọi phục hồi xanh từ khủng hoảng. Trong một lá thư chung, liên minh này kêu gọi nỗ lực phục hồi tập trung vào ba lĩnh vực: cải tạo năng lượng cho nhà ở, tòa nhà và văn phòng trong khu vực công và tư; phát triển giao thông phi các-bon, xe điện, cơ sở hạ tầng giao thông mềm (các phương tiện không động cơ như xe đạp…) và giao thông công cộng; mở rộng và lưu trữ năng lượng điện hoặc nhiệt tái tạo và tiến tới loại bỏ các-bon.
Liên minh đánh giá những lợi ích của các khoản đầu tư xanh này bao gồm cải thiện chất lượng không khí, sức khỏe dân số và chất lượng cuộc sống ở các thành phố. Thực hiện thành công kế hoạch khẩn cấp này sẽ giúp vị thế của họ được nâng cao với tư cách là những người tham gia tích cực vào Thỏa thuận xanh châu Âu.
Động thái của các nhà tài chính tuân theo các tuyên bố tương tự của Nhóm các nhà đầu tư thể chế về biến đổi khí hậu (IIGCC), nơi nắm giữ hơn 34 nghìn tỷ USD tài sản, tương đương gần một nửa số vốn đầu tư của thế giới.
Ngày 4/5, IIGCC đã công bố một tuyên bố với các nhóm nhà đầu tư khác kêu gọi các chính phủ đảm bảo phản ứng kinh tế đối với đại dịch phù hợp với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và hỗ trợ hành động để đạt được mức phát thải bằng 0.
Các nhà đầu tư cũng đã đưa ra cảnh báo trước việc các chính phủ đổ xô bảo lãnh cho các công ty gây ô nhiễm. Các kế hoạch phục hồi nếu làm trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu sẽ khiến các nhà đầu tư và các nền kinh tế đối mặt với rủi ro tài chính, sức khỏe và xã hội trong những năm tới.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy