Gạo được bày bán tại siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thị trường gạo châu Á
Các nhà xuất khẩu châu Á đã tăng giá chào bán gạo khoảng 20% kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải giống basmati vào tháng trước.
Những diễn biến này làm gia tăng rủi ro lạm phát lương thực đối với bộ phận người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất tại châu Á và châu Phi, trong bối cảnh nguồn cung giảm khi thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến mùa màng và cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục cản trở hoạt động xuất khẩu ngũ cốc.
Trong tuần này, giá gạo thơm của Việt Nam được đàm phán ở mức khoảng 580-630 USD/tấn. Các thương nhân cho biết gạo thơm Việt Nam đã có thời điểm được chào bán với giá lên đến 700 USD/tấn.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan được chào ở mức giá 650 – 655 USD/tấn và loại gạo tương tự gạo của Việt Nam được chào ở mức 620-630 USD/tấn.
Trước khi có lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, gạo Thái Lan được niêm yết ở mức giá 545 USD/tấn và gạo Việt Nam ở mức giá 515-525 USD/tấn.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nước chiếm 40% nguồn cung gạo thế giới, đã khiến nguồn cung gạo trên thị trường quốc tế giảm 10 triệu tấn.
Thị trường nông sản Mỹ
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) phiên cuối tuần ngày 18/8, giá các mặt hàng nông sản đi lên, trong bối cảnh các nhà giao dịch lo ngại về nguy cơ gián đoạn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen.
Khép lại phiên này, giá ngô tăng 7,25 xu Mỹ, đạt 4,93 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ tăng 23,75 xu Mỹ, lên 6,39 USD/bushel và giá đậu tương tăng 23,25 xu Mỹ lên 13,53 USD/bushel, chạm mức giá cao nhất kể từ ngày 31/7. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Các thương nhân hiện đang lo ngại rằng những căng thẳng leo thang trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, hai nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn của thế giới, có thể làm gián đoạn nhiều hơn nữa các chuyến hàng xuất khẩu ngũ cốc đi qua Biển Đen.
Nhiều thương nhân ước đoán giá đậu tương và ngô sẽ tiếp tục tăng, do dự báo thời tiết không thuận cho sự phát triển của cây trồng.
Thị trường càphê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này (18/8), giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe-London có chiều hướng đi xuống. Giá càphê Rubusta giao tháng 9/2023 giảm 31 USD, xuống 2.544 USD/tấn và giá càphê Robusta giao tháng 11/2023 giảm 28 USD, còn 2.363 USD/ tấn. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Ngược lại, giá càphê Arabica trên sàn ICE US-New York đi lên trong phiên 18/8. Giá càphê Arabica giao tháng 9/2023 tăng 0,45 xu, lên 147,45 xu Mỹ/lb và giá càphê Arabica giao tháng 12/2023 tăng 0,90 xu, lên 150,00 xu Mỹ/lb. (1 lb = 0,4535 kg).
Công ty tư vấn HedgePoint Global Market dự kiến Brazil sẽ tăng mạnh xuất khẩu càphê Conilon Robusta, từ 1,47 triệu bao lên 3,7 triệu bao trong niên vụ 2023-2024./.
Tác giả: Diệu Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy