Các bộ trưởng quốc phòng Estonia, Latvia, Litva - 3 nước Baltic có đường biên giới với Nga và ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, đã hối thúc phương Tây hỗ trợ Ukraine theo cách khiến Moscow về mặt quân sự không thể thực hiện những hành động như vậy trong tương lai, đồng thời cho rằng điều này tức là tăng cường hỗ trợ quân sự và chính trị cho Kiev.
Có một "sự khác biệt chiến lược" quan trọng giữa việc giúp Ukraine chiến đấu với Nga như phương Tây đã làm trong suốt cuộc xung đột và giúp nước này thực sự giành chiến thắng, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur nhận định trong cuộc thảo luận bàn tròn do Politico và Đài truyền hình Đức Welt tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Washington.
Một chiếc F-16 của Không quân Romania hộ tống một máy bay C-27J Spartan trong cuộc tập trận kiểm soát trên không phía Đông Romania vào ngày 6/3. Ảnh: AP
Ông Pevkur cho biết các lựa chọn hoặc là hỗ trợ Ukraine "lâu nhất có thể" - một cụm từ thường được Mỹ sử dụng để miêu tả ý định của mình nhưng đã vấp phải nhiều chỉ trích, hoặc là cung cấp cho Kiev mọi thứ họ cần để có thể thực sự giành chiến thắng.
Theo ông Pevkur: "Phương Tây có ưu thế vượt trội về công nghệ so với Nga nhưng chúng ta đang không trao điều đó cho Ukraine vào lúc này", đồng thời giải thích rằng NATO đã từ chối hành động khẩn cấp khi đưa ra quyết định về vũ khí tầm xa, chiến đấu cơ cũng như các vũ khí khác.
Các thành viên NATO đã cung cấp cho Ukraine hàng chục tỷ USD hỗ trợ an ninh kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 2/2022. Một số loại vũ khí này được coi là tiên tiến và tốt hơn so với các loại vũ khí của Nga. Tuy nhiên, phương Tây cũng do dự cung cấp cho Kiev những công cụ mạnh mẽ hơn trong kho vũ khí của mình.
3 quốc gia vùng Baltic luôn ủng hộ mạnh mẽ việc cung cấp thêm hỗ trợ an ninh cho Ukraine do lo ngại rằng vì vị trí địa lý gần Nga nên họ sẽ là mục tiêu đầu tiên nếu Moscow quyết định tấn công sâu hơn vào châu Âu. Với mối đe dọa này, các quốc gia vùng Baltic từ lâu đã thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng giữa các quốc gia thành viên NATO. Họ nằm trong số những nước chi tiêu quốc phòng hàng đầu trong liên minh tính theo tỷ lệ GDP và họ cũng thẳng thắn về khả năng của NATO trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công lớn hơn từ Nga.
Việc gửi đi thông điệp răn đe có thể không đủ. Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasčiūnas cho biết nếu NATO muốn kiềm chế và gây tổn thất cho sức mạnh của Nga thì liên minh này nên xem xét thực tế rằng Ukraine đang yêu cầu đạn dược và vũ khí chứ không phải quân đội phương Tây.
"Họ sẵn sàng chiến đầu và đẩy lùi Nga, không chỉ khỏi Ukraine mà còn khỏi châu Âu", ông Kasčiūnas nhận định. Theo ông, ủng hộ Ukraine tức là "xây dựng an ninh châu Âu".
"Mục tiêu phải là sự thất bại chiến lược của Nga ở Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Sprūds nói. Ông nhận định, điều đó tức là Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất kể từ năm 2014 và Moscow không thể tiến hành bất kỳ chiến dịch quân sự nào trong tương lai chống lại Ukraine, các nước láng giềng hoặc NATO.
Các nước NATO đã tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine bằng sự hỗ trợ an ninh quan trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh NATO về việc sẽ cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Kiev.
Tác giả: Kiều Anh/Theo Business Insider
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy