Thái Lan đang đẩy mạnh chống lạm phát bằng cách kéo dài thời gian kiểm soát giá đối với hàng chục mặt hàng thiết yếu thêm một năm nữa và dùng một phần lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu để trợ cấp năng lượng trong thời gian gia hạn trợ giá, Bloomberg đưa tin ngày 17/6. Theo Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit, Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm soát giá của hơn 40 loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, bao gồm gạo, đường, thuốc, phân bón, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… cho đến tháng 6/2023. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha dự kiến sẽ thu về 25,5 tỷ baht (711 triệu USD) thông qua thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với các nhà máy lọc dầu và sử dụng số tiền thu được để duy trì chương trình trợ cấp nhiên liệu trong ba tháng nữa. Thái Lan, một nhà nhập khẩu dầu, đang phải vật lộn để giữ giá nhiên liệu bán lẻ trong tầm kiểm soát.
Thái Lan sẽ dùng một phần lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu để trợ giá xăng dầu
Hôm 16/6, Zambia tuyên bố gia hạn trợ cấp giá xăng dầu thêm một quý nữa (đến ngày 30/9) vì giá gas đang tăng cao do chiến sự Nga-Ukraine, hãng tin Anadolu đưa tin. “Xăng và dầu diesel sẽ tiếp tục được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Ngoài ra, diesel còn được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và xăng được giảm loại thuế này. Dầu hỏa không phải chịu thuế”, Bộ trưởng Năng lượng Zambia Peter Kapala tuyên bố.
Zambia, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai châu Phi, đang phải vật lộn với giá xăng dầu thay đổi liên tục từ đầu năm đến nay, chủ yếu là tăng. Giá xăng và diesel đã vượt mốc 1 USD/lít và có thể đạt mức cao kỷ lục mới vào cuối tháng này hoặc tháng sau. “Những điều kiện thị trường toàn cầu đầy thách thức này khiến chính phủ Zambia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc điều chỉnh giá nhiên liệu để phù hợp với giá quốc tế.
Tuy nhiên, chính phủ đã phải vào cuộc và giải quyết tình huống nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu loại bỏ hoàn toàn các khoản trợ cấp như kế hoạch ban đầu”, ông Kapala nói. Theo Bộ trưởng Năng lượng, chương trình trợ giá hiện tại khiến Bộ Tài chính chịu thiệt hại lớn, mất khoản thuế đáng kể, nhưng giúp người dân khỏi bị sốc khi các sản phẩm xăng dầu tiếp tục tăng giá. Cuối quý III, chính phủ sẽ xem xét lại việc trợ giá xăng dầu để cân nhắc tính bền vững của giải pháp này, ông Kapala nói.
Ngày 7/6, trên website của mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo: “Hơn một nửa trong số 134 quốc gia mà chúng tôi khảo sát đã công bố ít nhất một biện pháp để đối phó giá năng lượng và lương thực cao hơn. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã công bố ít biện pháp chính sách mới hơn". Ở các nền kinh tế tiên tiến, biện pháp hỗ trợ 100% tiền mặt và một nửa tiền mặt (bao gồm phiếu mua hàng và chiết khấu hóa đơn điện nước) được nhiều quốc gia áp dụng nhất. Ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, giảm thuế tiêu dùng là biện pháp được công bố thường xuyên nhất.
Tác giả: Thái An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy