Giới đầu tư được dự báo rút 50 - 100 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư trong năm nay vì lo ngại tác động của dịch Covid-19. Nguyên nhân là giới đầu tư muốn tái cân bằng danh mục cũng như đáp ứng nghĩa vụ nợ theo hợp đồng huy động vốn cho các khoản đầu tư thay thế khó có thanh khoản.
Giới đầu tư có thể rút 50 - 100 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư trong năm nay vì lo ngại tác động của dịch Covid-19 lên kinh tế thế giới. Đây có thể là đợt rút vốn mạnh nhất khỏi các quỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009, theo báo cáo của Barclays Capital Solutions.
“Các quỹ đã bị rút 30 tỷ USD kể từ đầu năm. Chúng tôi từng rất lạc quan rằng dòng vốn sẽ đổ vào các quỹ đầu tư khi bước sang năm 2020, bởi thị trường năm ngoái có nhiều tín hiệu tích cực. Nhưng rõ ràng, điều đó sẽ không thể xảy ra”, Kate Holleran, giám đốc quản lý mảng giải pháp về vốn tại Barclays, trả lời Bloomberg qua điện thoại.
Giới đầu tư được dự báo rút 50 - 100 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư trong năm nay vì lo ngại tác động của của dịch Covid-19 (Ảnh: Bloomberg)
Năm 2020 rơi vào hỗn loại khi đại dịch Covid-19 khuấy đảo các thị trường tín dụng và đặt dấu chấm hết cho thị trường giá lên dài kỷ lục của Phố Wall. Kết quả, Cục Dự trữ liên bang Mỹ phải can thiệp bằng loạt chương trình kích thích kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD. Nỗ lực đó, cùng với việc chính phủ các nước nới lỏng biện pháp phong tỏa và kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng phục hồi, đã giúp S&P 500 tăng mạnh từ đáy hồi tháng 3.
Với loạt dự báo ảm đạm hiện nay, bà Holleran cho rằng dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ đầu tư có thể lên tới 100 tỷ USD.
“Làn sóng rút vốn mà chúng ta nhìn thấy đến nay là do thanh khoản, nói cách khác là do giới đầu tư muốn tái cân bằng danh mục cũng như đáp ứng nghĩa vụ nợ theo hợp đồng huy động vốn cho các khoản đầu tư thay thế khó có thanh khoản, chứ không phải là vì thất vọng với loại tài sản này hay hiệu suất của nó”, bà cho biết.
Một số quỹ đầu tư lớn nhất hiện nay, như Bridgewater Associates của tỷ phú Ray Dalio, đều bị chao đảo hồi tháng 3, khi thị trường cổ phiếu lao dốc. Tuy đã trải qua một tháng đầy biến động, các quỹ đầu tư vẫn bắt kịp chỉ số S&P 500 Total Return và giảm khoảng 5% trong 5 tháng đầu năm nay, theo Hedge Fund Research.
“Các quỹ đầu tư đều không đối phó tốt trong những tháng thị trường đột ngột đi xuống, nhưng họ vẫn chịu ít rủi ro giảm hơn so với phần còn lại”, theo đánh giá của Barclays. Gần 200 quỹ đầu tư mà Barclays theo dõi nhìn chung đều đi ngang trong 5 tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, hứng thú rót tiền vào các quỹ đầu tư tại thời điểm cuối tháng 3 vẫn thấp hơn so với cuối năm ngoái. Theo báo cáo, có 21% quỹ dự định tăng phân bổ tiền vào các quỹ, chỉ bằng một nửa của con số ghi được ghi nhận vào tháng 12/2019. Trong khi đó, tỷ lệ nhà đầu tư tìm cách rút vốn tăng nhẹ lên 18% từ mức 16%.
Ngoài ra, kết quả phân tích cho thấy khoảng 62% nhà đầu tư không có ý định xuống tiền cho biết họ ưu tiên các quỹ mà họ đang đầu tư. 40% xem xét rót vốn vào quỹ chất lượng cao mà họ chưa từng rót tiền.
Cuối cùng, cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ đẩy nhanh việc hợp nhất tài sản trong tay của một số ít quỹ quản lý lớn.
Báo cáo của Barclays được thực hiện dựa trên khảo sát 179 nhà đầu tư quỹ với trong tài sản 480 tỷ USD trên toàn thế giới trong tháng 3 và tháng 4.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy