Ông Pita Limjaroenrat (phải, phía trước), ứng cử viên Thủ tướng của đảng Tiến bước (MFP) Thái Lan, phát biểu trước Quốc hội ở thủ đô Bangkok, ngày 19/7. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 25/7, báo Nation (Thái Lan) dẫn lời Thượng nghị sỹ Somchai Sawaengkarn cho biết các thượng nghị sỹ không phản đối việc hoãn bỏ phiếu bầu Thủ tướng sau khi Văn phòng Thanh tra kiến nghị Tòa án Hiến pháp yêu cầu Quốc hội đình chỉ vòng bỏ phiếu thứ hai vốn được lên lịch vào ngày 27/7.
Thượng nghị sỹ Somchai cho biết Chủ tịch Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha có thẩm quyền hoãn phiên bỏ phiếu và có thể công bố quyết định trong cuộc họp trước ngày dự kiến bầu thủ tướng.
Ông cũng cho rằng ngày bỏ phiếu mới có thể được ấn định ngay sau ngày 3/8, hoặc sau khi Tòa án Hiến pháp đưa ra phán quyết về kiến nghị của Văn phòng Thanh tra.
Theo thượng nghị sỹ này, lịch bỏ phiếu ban đầu vào ngày 27/7 có thể gây khó khăn cho một số nghị sỹ và thượng nghị sỹ vì họ sẽ phải tham dự các sự kiện kỷ niệm sinh nhật Nhà vua Thái Lan vào ngày 28/7 tại các tỉnh họ đại diện. Do ngày 28/7 là ngày lễ quốc gia, ông Somchai tin rằng Tòa án Hiến pháp có thể sẽ chấp nhận kiến nghị của Văn phòng Thanh tra vào tuần tới.
Trước đó, ngày 24/7, Văn phòng Thanh tra của Thái Lan đã đề nghị Tòa án Hiến pháp nước này ra lệnh cho Quốc hội hoãn cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng dự kiến vào ngày 27/7, đồng thời ra phán quyết về tính hợp hiến của nghị quyết Quốc hội không cho phép ông Pita Limjaroenrat, ứng cử viên thủ tướng của đảng Tiến bước (MFP), được tái đề cử vào vị trí này.
Trong cuộc họp ngày 19/7 về việc bầu chọn thủ tướng mới cho đất nước, Quốc hội Thái Lan đã bác bỏ việc tái đề cử ông Pita làm thủ tướng theo đa số phiếu với lý do điều này trái với quy định 41 về hoạt động nghị viện, theo đó cấm đệ trình lại một kiến nghị đã bị bác bỏ trong cùng một phiên họp.
Ông Pita là ứng cử viên duy nhất được đề cử trong cuộc họp của Quốc hội bầu Thủ tướng hôm 13/7, nhưng ông đã không giành được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết để đắc cử.
Cuộc bỏ phiếu chiều 19/7 hủy bỏ việc tái đề cử ông Pita diễn ra sau khi ứng cử viên của đảng giành nhiều ghế nhất tại Hạ viện này đã phải rời khỏi phòng họp Quốc hội sau khi bị Tòa án Hiến pháp đình chỉ tư cách nghị sỹ liên quan đến cáo buộc ông sở hữu cổ phần của công ty truyền thông, vi phạm Hiến pháp.
Tuy nhiên, Hiến pháp Thái Lan cũng quy định rõ một ứng cử viên thủ tướng không nhất thiết phải là nghị sỹ và một ứng cử viên thủ tướng có thể được tái đề cử.
Nhiều nhóm học giả, luật sư và người ủng hộ ông Pita và đảng MFP của ông cũng như liên minh 8 đảng đang cố gắng thành lập chính phủ mới, cho rằng việc đề cử thủ tướng phải căn cứ theo quy định của Hiến pháp, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn quy chế hoạt động của Quốc hội./.
Tác giả: Đỗ Sinh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy