Theo Techradar, có khoảng một tỷ người trên thế giới có khả năng theo dõi trực tiếp qua màn hình 64 trận đấu tại World Cup 2018 diễn ra ở Nga mùa hè này. Nhưng để chắc chắn rằng mỗi người hâm mộ bóng đá trong số này có thể theo dõi các trận đấu một cách tốt nhất có thể, rất nhiều bước chuẩn bị đã được thực hiện.
Quay một trận đấu bóng đá là một quá trình phức tạp và phải tốn hàng trăm giờ chuẩn bị trước khi quả bóng lăn trên sân. Nó cũng chiếm một lượng tiền lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Vài tháng trước khi World Cup diễn ra, FIFA đã thông báo rằng đây sẽ là lần đầu tiên toàn bộ 64 trận đấu tại giải đấu này được quay ở chất lượng Ultra HD và HDR. Điều này có nghĩa là bất kể chất lượng hình ảnh được chọn bởi các đài truyền hình trên khắp thế giới là như thế nào (UHD/ HDR hay 1080p), luôn có một nguồn cấp dữ liệu phù hợp để cho họ sử dụng.
Để làm được điều này, mỗi trận đấu sẽ được ghi hình bởi 37 camera. Trong đó, 8 chiếc hỗ trợ đồng thời đầu ra UHD/HDR và 1.080p/SDR. Tám chiếc khác hỗ trợ song song đường ra 1.080p/HDR và 1.080p/SDR.
Không chỉ vậy, để đảm bảo rằng ngay cả những cú ra chân nhanh nhất cũng không bị bỏ qua, 8 camera khác được sử dụng để quay các cảnh quay siêu chậm (super slow-motion) và hai camera quay cảnh cực chậm (ultra slow-motion). Nhờ đó, mọi góc độ của trận đấu được ghi lại ở tốc độ khung hình cao (thường là hàng nghìn), sau đó, nó có thể bị làm chậm lại để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Những chiếc camera này là chìa khóa cho những thứ như công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài) và đã được sử dụng để đảm bảo tính chính xác trong các quyết định của trọng tài khi có những tình huống gây tranh cãi nảy sinh.
Ngoài ra còn các camera khác là Cinefex helicam (trực thăng gắn camera), camera treo trên dây cáp, hai camera đảo góc và một camera trong đường hầm. Để phục vụ những người muốn xem trận bóng dưới góc nhìn thực tế ảo, một camera với góc quay 360 độ cũng có sẵn để phục vụ.
Tổng cộng, có 370 camera nhãn hiệu Sony, 29 bộ chuyển XVS (cũng do Sony sản xuất) và hơn 1.000 màn hình được sử dụng để hỗ trợ cho hệ thống này. Tất cả được thực hiện bởi Host Broadcast Services (HBS), công ty phụ trách việc quay phim cho giải đấu World Cup từ năm 2002.
Tuy nhiên, dù nguồn cấp dữ liệu có thể tạo ra các hình ảnh với chất lượng cao, không phải tất cả đều sẽ được truyền tới người xem một cách nguyên vẹn với độ phân giải cao nhất bởi nó bị ảnh hưởng bởi các quy tắc phát sóng ở nhiều quốc gia. Với mục đích chính là nội dung có thể tiếp cận được với nhiều người nhất có thể, chúng phải được phát trên các kênh miễn phí. Những kênh này phần nhiều không có sự đầu tư về công nghệ, cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết khác để hiển thị hình ảnh ở định dạng 4K.
Nhiều người hy vọng rằng tới World Cup 2022 diễn ra ở Qatar, các kênh 4K sẽ là tiêu chuẩn hiển thị chung cho tất cả mọi người. Trong tương lai sau đó có thể là chất lượng 8K, công nghệ hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Theo Vnexpress
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy