Dòng sự kiện:
Cầm bảng xin việc đứng phố: Chuyện bình thường ở huyện!
20/08/2015 10:49:02
ANTT.VN - Xung quanh vấn đề gây tranh luận khá nhiều khi một ông bố trẻ vừa tốt nghiệp đại học cầm bảng xin việc trên một con đường ở Hà Nội những ngày trước. ANTT có dẫn ra dưới đây một số ví dụ tương tự để rằng thấy vấn đề này hoàn toàn không mới trên thế giới, và liệu rằng, chúng ta có nên có một cách nhìn khác, cảm thông hơn đối với ông bố kia trong trường hợp này không?

1.Cựu nhân viên ngân hàng, có vợ và 5 đứa con, cầm bảng đi xin việc.  

Ông Joshua Persky cầm bảng ra phố xin việc 

Ông Joshua Persky là một cựu sinh viên viện công nghệ Massachusetts danh tiếng của Mỹ, từng làm việc trong vị trí tư vấn đầu tư tại ngân hàng Houlihan Lokey, một ngân hàng đầu tư toàn cầu. Vào năm 2008, ông bị ngân hàng sa thải và sáu tháng sau ông vẫn chưa tìm được công việc mới thay thế. Ông Persky  đã có vợ và 5 đứa con. Ông chia sẻ ông rất nóng lòng tìm kiếm được một công việc để nuôi sống gia đình nhỏ của mình.

Ông chia sẻ: “Tôi mất việc cách đây sáu tháng, ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại bắt đầu sa thải nhân viên. Tôi nghĩ thay vì ngồi ở nhà, viết email và kết nối với nhà tuyển dụng thông qua internet, tôi sẽ ra ngoài và tự quảng cáo mình trên đường phố, cố gắng để tạo ra một chút lợi thế cạnh tranh”.

Vào một ngày đẹp trời, ông Persky trong bộ đồ vest bảnh bao với áo sơ mi màu xanh nhạt và cà vạt lụa đứng ở phía trước tòa nhà Charles Schwab tại 50th street và Park Avenue. Trông ông cũng giống như bất kỳ một nhân viên ngân hàng nào ở Charles Schwab đang trên đường đi ăn trưa, ngoại trừ việc trước ngực Persky còn đeo thêm một tấm bảng với dòng chữ: “Có kinh nghiệm, tốt nghiệp MIT (Viện Công nghệ Massachusetts), muốn tìm việc”.

Những nỗ lực của người đàn ông này cũng đã cuối cùng được đền đáp, 6 tháng sau, Joshua Persky đã tìm được một công việc tại một công ty kế toán. Ông đã chứng tỏ rằng thay vì đi theo lối mòn, đôi khi sự sáng tạo cũng sẽ mang lại cơ hội tốt cho bạn.

Elliot Ogulnick, ông chủ mới của Persky tại công ty Weiser LLP ở Manhattan cho biết: “Tôi thích CV của anh ấy. Anh ấy có một nền tảng kiến thức tuyệt vời, kinh nghiệm tuyệt vời và các bức thư giới thiệu cũng rất tuyệt vời”. Nhận xét về cách thức tự quảng bá độc đáo của Persky, Ogulnick cho biết: “Tôi phải thừa nhận rằng nó rất sáng tạo”.

Ông Persky đã được thuê để làm quản lý cấp cao cho công ty Weiser vào tháng 12 năm 2008, một năm sau khi ông bị sa thải từ ngân hàng đầu tư Houlihan Lokey và 6 tháng kể từ lần đầu tiên ông bắt đầu tự quảng cáo mình trên đường phố ở đại lộ Park Avenue. Con đường từ con phố số 50th cho đến văn phòng mới của ông là dài và quanh cơ hơn so với mong đợi của Persky, tuy nhiên ông vẫn lạc quan và nói: “Chỉ là nó mất nhiều thời gian hơn so với mong đợi của tôi”.

2. Tracy Postert, tiến sĩ chuyên ngành dược cầm bảng xin việc trên phố Wall. 

Cô Tracy cầm bảng xin việc trên phố

Cô Tracy Postert, một tiến sĩ chuyên ngành dược ở Mỹ, thất nghiệp trong một thời gian khá dài, đã quyết định liều lĩnh thử nghiệm một phương pháp mới để tìm kiếm việc làm cho mình. Vào ngày 22/10/2011, cô Tracy mặc bộ đồ dược sĩ, tay cầm bảng xin việc và CV, đứng trên đường đường, giơ tấm bảng ra phía trước mặt nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

Trên tấm bảng của cô mặt trước có viết: “Tiến sĩ Khoa học Y sinh tìm kiếm việc làm toàn thời gian” và mặt sau viết: “Hỏi tôi để lấy CV”.

May mắn cho cô, một người qua đường đã để ý đến và hỏi xin CV của cô thật. Người đó chính là Wayne Kaufman, giám đốc phân tích thị trường từ công ty môi giới tài chính John Thomas. Ông Wayne đã lấy CV của cô Tracy và nhanh chóng mời cô đến tham dự một buổi phỏng vấn của công ty ông. Và chỉ một thời gian ngắn sau khi được phỏng vấn tại văn phòng nằm tại số 14 phố Wall, cô Tracy đã được mời làm việc.

Ban đầu cô Tracy khá do dự vì công việc cô được đề nghị là một nhà phân tích cấp cơ sở chuyên phân tích về khả năng tồn tại của các công ty làm trong lĩnh vực y tế để xem xét khả năng đầu tư. Cô Poster khá lo lắng khi phải đảm nhận một công việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong khi bản thân cô không có nền tảng hay được đào tạo qua bất kỳ một trường lớp nào về lĩnh vực này.Tuy nhiên, khi xem xét về trường hợp của bản thân rằng cô đã 30 tuổi và phải trải qua nhiều tháng tìm kiếm việc làm nhưng không có kết quả, cô đã quyết định nhận lấy công việc này. “Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm điều này”, cô chia sẻ với tờ The Post. Giờ đây cô đã trở thành một trong những nhân viên làm việc ở phố Wall, trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.

Ông Wayne Kaufman (phải) và ông chủ của ông là ông Tom Belisius (trái) đã bàn bạc với nhau và đồng ý thuê cô Tracy.

Ông Kaufman nói với cô rằng mức lương ban đầu của một nhà phân tích cấp cơ sở là gần bằng với mức lương tối thiểu, tuy nhiên công việc này có nhiều cơ hội để phát triển và ông hy vọng rằng cô sẽ đạt được mức lương sáu con số một cách sớm nhất. Bây giờ, mỗi ngày, cô Poster đến văn phòng từ 8 giờ sáng để nghiên cứu thêm trước khi tham gia vào kỳ thi phân tích tài chính của mình.

3. Jordan Smith, sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Canada, cầm bảng đi xin việc.

Jordan Smith cựu sinh viên đại học Memorial, Canada

Jordan Smith, tốt nghiệp đại học Memorial ở St. John, Canada, chấp nhận xin việc bằng cách cầm bảng với dòng chữ: “Vừa mới tốt nghiệp, cần công việc, (lĩnh vực) quảng cáo, thị trường, bán hàng” đứng trên một con đường đường thuộc thành phố Halifax của Canada năm 2009 để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Nhiều chuyên gia cho biết, khi thị trường việc làm trở nên ảm đạm, nhiều sinh viên tốt nghiệp đang cố gắng khám phá ra nhiều cách thức mới, sáng tạo hơn để mong thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng hơn.

Việc cầm bảng xin việc đứng trên phố là không mới ở nhiều nước trên thế giới, ANTT.VN chỉ trích dẫn ra ba trường hợp đặc biệt trên đây khi ngay cả những người có học vị cao như tiến sĩ hay người là có dày dặn kinh nghiệm, từng làm việc cho công ty lớn ở toàn cầu hay cử nhân tốt nghiệp trường đại học chính quy cũng không thể thoát tình trạng khó khăn khi tìm kiếm việc làm phù hợp cho bản thân. Liệu rằng chúng ta có nên có một cái nhìn cảm thông hơn là chế diễu hành động của ông bố trẻ kia, người cũng đang vướng vào vòng xoáy khó khăn của tìm kiếm việc làm như bao sinh viên mới ra trường ở Việt Nam và trên thế giới?

Phương Phương – Theo nysun, dailymail, cba

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến