Campuchia 'e sợ' trước các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam
26/01/2015 12:06:18
ANTT.VN -"Các công ty vận tải của Việt Nam và Thái Lan có thể giảm giá vé xe khách và xe tải bởi các quốc gia này có chi phí nhiên liệu thấp hơn, xe tải tốt hơn với dịch vụ hiện đại và hiệu quả hơn" giới chức Campuchia cho biết.

Tin liên quan

Hình ảnh các du khách xuống xe tại biên giới Poipet,Campuchia (Ảnh: Phonmpenhpost)

Biên giới Campuchia dự kiến sẽ chào đón thêm các phương tiện vận tải từ Thái Lan và Việt Nam như xe tải và buýt chở khách bởi chính phủ quốc gia này đang xem xét đẩy mạnh những hiệp định vận tải song phương.
 
Một giới chức giấu tên của Bộ Giao thông và Công trình công cộng Campuchia  cho biết rằng Việt Nam có thể tăng hạn ngạch 500 phương tiện/ngày hiện nay lên con số 600. Trong khi đó, Thái Lan có thể tăng từ mức khiêm tốn 40 lên 500 phương tiện mỗi ngày.

Quan chức này cho hay Campuchia vẫn đang bàn luận để xem xét có chấp thuận yêu cầu tăng hạn ngạch của Việt Nam bởi điều này có thẻ khiến những doanh nghiệp vận tải trong nước không thể cạnh tranh được với số lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa và người đến từ Việt Nam.

Campuchia đã thông qua Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê kông mở rộng (gọi tắt là Hiệp định CBTA) với Việt Nam, Thái Lan và Lào từ năm 2001 với hạn nghạch 40 phương tiện cho phép lưu thông mỗi ngày. Việt Nam đã tăng mức này lên con số 500.

“Đối với Thái Lan, chính phủ Campuchia đề xuất việc tăng hạn ngạch. Chính phủ Thái Lan chưa tỏ ý quan tâm đến các cuộc bàn luận song phương về vấn đề này cho đến khi gần đây”, quan chức giấu tên cho biết.

Sok Chanmony, chủ tịch Hiệp hội Xe buýt Campuchia cho rằng việc số lượng các công ty vận tại của Thái Lan và Việt Nam tăng lên sẽ làm “tổn thương” đến công việc kinh doanh của những nhà cung cấp địa phương.

“Các công ty vận tải của Việt Nam và Thái Lan có thể giảm giá vé xe khách và xe tải bởi các quốc gia này có chi phí nhiên liệu thấp hơn, xe tải tốt hơn với dịch vụ hiện đại và hiệu quả hơn”, ông bổ sung.

Chan Sophal, người phát ngôn của Hiệp hội Kinh tế Campuchia cho rằng sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ xuất nhập khẩu là thiết yếu bởi các khu vực này đang tiến đến sự hợp nhất.

“Các doanh nghiệp vận tải trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khá nghiệt ngã tuy nhiên người tiêu dùng Campuchia lại có thể hưởng lợi khi số lượng các doanh nghiệp này tăng lên. Người tham gia thị trường với dịch vụ vận tải hiệu quả cao và chi phí thấp sẽ thắng cuộc nhất là trong bối cảnh các nước Asean có xu hướng hội nhập ngày càng gần gũi hơn”, ông Sophal cho biết

Hiệp định GMS-CBTA được ký kết ngày 26-11-1999 tại Viêng Chăn (Lào) giữa Chính phủ CHDCND Lào, Vương quốc Thái Lan và CHXHCN Việt Nam (sau đó có sự tham gia ký kết của các nước Campuchia, Trung Quốc, Myanmar). Hiệp định là một khung pháp lý tổng hợp liên quan đến nhiều vấn đề về qua lại biên giới, như: giao thông vận tải, hải quan, xuất nhập cảnh và kiểm dịch y tế, kiểm dịch động thực vật. Ngoài ra, Hiệp định GMS-CBTA còn cho phép áp dụng cơ chế hải quan quá cảnh, “một cửa, một lần dừng” tại các cửa khẩu nhằm hạn chế việc kiểm tra thông thương, giảm thời gian chờ đợi và làm thủ tục, tạo thuận lợi cho phương tiện và hàng hóa lưu thông.

Tú Anh (theo Phonmpenhpost)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến