Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam) vừa đưa ra cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng lộ lọt thông tin tài khoản xuất khẩu của doanh nghiệp đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã sản phẩm theo quy định của Lệnh 248 và 249.
Theo hai Lệnh vừa nêu, mỗi sản phẩm nông sản thực phẩm của doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc đều được cấp một mã riêng biệt, có thời hạn hiệu lực trong thời gian 5 năm.
Mỗi sản phẩm nông sản thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ được cấp một mã riêng biệt (ảnh minh họa)
Trường hợp doanh nghiệp để mất hoặc phát hiện các hành vi gian lận như “cho mượn” tài khoản xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu không phải do doanh nghiệp “chính chủ” sản xuất và chế biến ra thì tùy theo mức độ và hành vi vi phạm, doanh nghiệp đó sẽ chịu chế tài xử lý của cơ quan quản lý Việt Nam và Trung Quốc. Trường hợp xấu nhất, phía Trung Quốc sẽ xóa mã, tước bỏ tư cách xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Văn phòng SPS lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức bảo mật thông tin tài khoản xuất khẩu của mình.
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam giải thích:
“Mỗi mã xuất khẩu gắn liền với sản phẩm, thương hiệu của một doanh nghiệp, đương nhiên sản phẩm mang mã đó phải là sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Việc lấy sản phẩm của đơn vị khác để gắn mã được đánh giá là hành vi gian lận. Chế tài xử lý đối với việc này cũng đã được quy định rõ trong Lệnh 249 của phía Trung Quốc. Hơn nữa, việc được cấp mã chỉ là điều kiện ban đầu giúp doanh nghiệp thành công gia nhập thị trường Trung Quốc, để duy trì và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiêm túc đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng hóa của mình trước khi xuất khẩu”.
Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam
Lệnh 248 về quy định quản lý doanh nghiệp sản xuất nước ngooài nhập khẩu và Lệnh 249 về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu do phía Trung Quốc đưa ra chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2022. Với những quy định mới từ 2 Lệnh vừa nêu, tất cả các nông sản thực phẩm nhập khẩu vào nước này đều phải được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số hàng hóa cho từng sản phẩm của từng doanh nghiệp.
Tính đến ngày 24/02, đã có 1.763 mã sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy