Tính đến tháng 4/2021, tình trạng nợ lương, bảo hiểm xã hội tại Ban Giải phóng mặt bằng và Tái định cư TP Thanh Hóa diễn ra từ đầu năm 2020 vẫn đang tiếp diễn.
Theo phản ánh, gần 100 cán bộ, nhân viên, lao động hợp đồng làm việc tại ban chưa nhận được lương và các chế độ phúc lợi khác trong khoảng 1 năm nay. Thậm chí, ngay cả cán bộ của ban nghỉ hưu cũng không nhận được sổ hưu trí vì bị nợ bảo hiểm xã hội.
UBND TP Thanh Hóa
Một nhân viên đang công tác tại đây kể khổ, có thời điểm Ban không có tiền mua văn phòng phẩm, cán bộ không có bút viết, giấy in tài liệu. Nhiều dịch vụ chi như sửa chữa máy móc, tài sản, chi phí xăng dầu phục vụ công tác giải phóng mặt bằng... bị đình trệ.
Phải làm việc trong thời gian dài không có thu nhập khiến cuộc sống của nhiều nhân viên, cán bộ của ban gặp khó khăn; một số người đã ngưng hợp đồng để ra ngoài tìm việc mới.
Ông Nguyễn Trung Thành, Phó giám đốc Ban này cho hay, tổng số tiền nợ nhân viên (lương, bảo hiểm, công đoàn...) khoảng 5 tỷ đồng. Trong đó, số nợ bảo hiểm xã hội chưa đóng còn khoảng 700 triệu đồng. Đến nay, Ban mới chỉ trả lương cho cán bộ, nhân viên được 3 tháng gồm tháng 1,2 và 11/2020.
Ban Giải phóng mặt bằng và Tái định cư TP Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc quản lý của UBND thành phố, tuy nhiên tự chủ hoàn toàn về tài chính. Nguồn thu chủ yếu được trích từ kinh phí các dự án mà đơn vị tham gia giải phóng mặt bằng.
Ông Thành cho hay, dự toán chi trong năm 2020 của Ban là hơn 15,5 tỷ đồng. Trung bình 1 tháng Ban phải chi lương, bảo hiểm đã mất hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, cả năm 2020, tổng thu chỉ đạt 3,4 tỷ đồng. Số tiền này không thấm tháp gì so với dự toán chi.
"Trong năm qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công việc gặp rất nhiều khó khăn nên việc GPMB đạt tỉ lệ thấp, không đủ để trang trải và chi thường xuyên", ông Thành nói.
Ngay cả bản thân ông Thành và 12 công chức, viên chức cũng đang bị nợ lương chứ không riêng gì những cán bộ hợp đồng lao động với đơn vị. Để giải quyết khoản nợ lương, bảo hiểm cho cán bộ 9 tháng năm 2020 và 3 tháng năm 2021, số tiền mà Ban phải thu được là hơn 18 tỷ đồng. Để có số tiền này, bBan cần giải phóng mặt bằng cho các dự án có tổng số vốn khoảng 900 tỷ đồng, sẽ được hưởng hoa hồng tương đương 2%.
Dù hạ quyết tâm phải giải phóng mặt bằng các dự án còn vướng mắc để có tiền chi trả lương nhưng ông Thành cũng lo ngại, các dự án cần giải phóng mặt bằng tại TP hiện rất khó khăn.
Trả lời báo chí, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, cho rằng, Ban Giải phóng mặt bằng và Tái định cư TP Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 100%, kể cả viên chức cũng không hưởng lương ngân sách, nên TP không thể lấy ngân sách ra chi trả.
"UBND TP sẽ tổ chức họp bàn để đưa ra hướng xử lý ", ông Triều nói.
Trước tình trạng trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng cũng đã yêu cầu UBND TP Thanh Hoá xem xét, tìm hướng giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho các cán bộ, nhân viên của Ban Giải phóng mặt bằng và Tái định cư TP Thanh Hóa.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy