Tin liên quan
Tọa đàm “Chính sách đối với hoạt động từ thiện của doanh nghiệp “Thúc đẩy hay cản trở” được tổ chức, nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu “Đánh giá nhanh về môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp và hợp tác với khu vực xã hội dân sự” được tổ chức sáng nay, 18/03, đã đưa đến cho các doanh nghiệp nhiều thông tin hữu ích về hoạt động từ thiện của doanh nghiệp hiện nay.
Từ thiện doanh nghiệp được đánh giá là nguồn từ thiện ổn định, chuyên nghiệp
và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, năm 2014, Việt Nam có trên 52.000 hội, 400 quỹ và cơ sở bảo trợ xã hội. Chỉ trong một thời gian ngắn, con số này đã tăng lên chóng mặt. Khoản đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động từ thiện lên tới 150.000 USD/năm.
Khi Việt Nam gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, các nguồn hỗ trợ từ thiện dành cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ giảm dần. Các hoạt động phát triển cộng đồng do vậy cần nguồn lực mới từ khu vực doanh nghiệp. Từ thiện của doanh nghiệp được đánh giá là nguồn từ thiện ổn định, chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Mối quan tâm và đóng góp của doanh nghiệp đối với các hoạt động từ thiện ngày càng tăng. Theo thông tin từ Bộ Lao động, nguồn vốn huy động chương trình 30A của doanh nghiệp thu được hơn 3.000 tỷ đồng, cao hơn huy động từ địa phương ( hơn 2.000 tỷ đồng). Điều đó phản ánh một phần nguồn tài chính đầu tư cho các hoạt động từ thiện hiện nay chủ yếu đến từ các doanh nghiệp.
Nhìn chung, các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đều có tính khuyến khích cao đối với doanh nghiệp làm từ thiện và hoạt động vì mục đích cộng đồng. Tuy nhiên, các khuyến khích được nằm rải rác ở nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn…, lại thường xuyên thay đổi nên rất khó nắm bắt và thực hiện. Hơn nữa, các văn bản luật vẫn được xây dựng theo cách tiếp cận cũ, không thể theo kịp sự phong phú, đa dạng của thực tiễn.
Các khoản thu cho các đối tượng chính sách, tài trợ cho các nghiên cứu khoa học chưa được hướng dẫn cụ thể. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về các chính sách ưu đãi của nhà nước liên quan đến từ thiện doanh nghiệp là rất hạn chế, các thủ tục pháp lý còn rườm rà, phức tạp, chính điều này đã gây tâm lý e ngại cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động từ thiện.
Mặt khác, khi các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, đây cũng được coi như là một chi phí hợp lý của doanh nghiệp để khấu trừ vào thuế.
Đối với các tổ chức xã hội dân sự, họ cũng cần được cung cấp thông tin đầy đủ về nguồn tiền tài trợ, có tiêu chí đánh giá mức độ công khai, minh bạch về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đại đa số các tổ chức khi được hỏi có tiếp cận với doanh nghiệp, có hiểu biết về doanh nghiệp hay không thì câu trả lời đều là không.
Để giải quyết tình trạng thực tiễn trên, Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để cải thiện môi trường pháp lý như: Thống nhất và tổng hợp các ưu đãi về thuế cho hoạt động từ thiện ở một tài liệu cụ thể, in và phổ biến cùng lúc với các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về các chính sách khuyến khích doanh nghiệp làm từ thiện.
Đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ khi quyết toán các khoản chi. Đồng thời cần có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về những khoảng trống giữa chính sách và thực tiễn trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp và phát triển bền vững khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam.
Doanh nghiệp cũng cần được kiểm toán, công khai để giải quyết thắc mắc của các tổ chức xã hội dân sự về mức độ minh bạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Với những đề xuất nêu trên, mong rằng sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhiều hơn nữa đối với các hoạt động từ thiện, đây cũng là một hình thức đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.
Quách Minh
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy