Đánh giá về những cách thức sửa điểm thi THPT Quốc gia hiện đang được phát hiện ở Hà Giang và Sơn La, ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng: “Đây là hành vi quá tinh vi, các cán bộ chấm thi đã lợi dụng những kẽ hở của đề thi, công nghệ trong công tác chấm bài để gian lận. Những sai phạm có xu hướng ngày càng tinh vi và khó phát hiện”.
Quá trình sửa điểm thi ở Hà Giang và Sơn La.
Ở Hà Giang, ông Vũ Trọng Lương đã can thiệp chỉnh sửa ở bước 2, tức công đoạn chuyển ảnh sang dạng text. Do đó khi phát hiện ra sự việc, có thể dễ dàng đối chiếu giữa điểm sửa qua bài thi gốc.
Với sai phạm ở Sơn La, đối tượng sửa điểm đã can thiệp, tẩy xóa ngay trên bài thi gốc trước khi cho vào máy chấm, do đó rất khó có căn cứ để phát hiện ra đâu là chỉnh sửa của thí sinh và đâu là chỉnh sửa của người ngoài can thiệp.
“Trước đó, tôi đã chỉ ra lỗ hổng của bài thi trắc nghiệm không dập phách dẫn đến cán bộ chấm thi dễ dàng phát hiện để sửa chính xác bài cần sửa một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, thiết bị công nghệ chấm thi hiện đại đến đâu cũng sẽ có kẽ hở, một khi những con người đó đã quyết tâm gian lận”, ông Tuấn Ngọc nhấn mạnh.
TS. Quách Tuấn Ngọc cho rằng, nên chuyển bài thi về Bộ GD&ĐT chấm.
Ông Tuấn Ngọc chỉ ra: “Việc chấm thi ở địa phương rõ ràng là không đảm bảo. Thầy cô ở địa phương phải chịu nhiều áp lực, từ cấp trên, hay quan hệ họ hàng, cả nể… Vậy tốt nhất theo tôi việc chấm thi không để ở địa phương”.
“Việc chấm thi ở địa phương đang nảy sinh quá nhiều kẽ hở. Nếu tiếp tục tổ chức chấm thi như vậy sẽ còn tiêu cực. Sau sự việc lần này tôi nghĩ từ năm tới bộ GD&ĐT cần chuyển ngay bài thi về Bộ, sau đó giao cho các trường ĐH chấm. Chỉ như vậy mới đảm bảo mục tiêu tiết kiệm cũng như sự minh bạch của kỳ thi”, ông Tuấn Ngọc bày tỏ.
“Trước kỳ thi, theo quan điểm cá nhân, chúng tôi khó có thể tin tưởng việc tổ chức thi THPT Quốc gia ở địa phương. Trong những năm tới, chắc chắn các trường ĐH nói chung cần điều chỉnh mạnh hơn nữa để đảm bảo đúng kết quả thi, như vậy mới tạo được sự công bằng và chất lượng cho tuyển sinh đại học”, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, trao đổi với PV. |
NĐT
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy